Thử hỏi, trước lòng tham không đáy của giặc, trước sức mạnh của giặc;
lệnh cho Giản đến “nghị hòa”(nói trắng ra đây chỉ là chuyện nài nỉ, kỳ kèo,
trả giá của kẻ thua trận mà thôi); để đến khi nhận được kết quả thật tệ hại,
Huế lại kêu la om xòm; đó có phải là đặt “ một bàn thua trông thấy”, là đặt
việc “ngoài tầm tay”, là chuyện “khắc phục hậu quả”, để rồi mọi thứ lỗi
phải trút trên đầu một nho thần vốn đã già, đã nhiều ngán ngại vì đã đôi lần
tận mắt thấy sức mạnh của phương Tây hay sao?
Thế cho nên, tôi đã đặt tiêu đề phần này là : Đại đồn Chí Hòa thất thủ- sự
khởi đầu một thời kỳ nô lệ.
Và tôi cũng chép ra luôn bài thơ của Phan Thanh Giản làm sau khi sang
Pháp xin chuộc đất; để thấy lòng ông vừa ngán ngại phương Tây, vừa buồn
bã thế nào khi đứng giữa một triều đình yếu kém, hủ lậu, không chịu “đổi
mới”…
Tự Thán
Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,
Thấy việc Âu châu phải giật mình.
Kêu gọi đồng bang mau kịp bước,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin…
2.2. Giới trí thức lúc bấy giờ như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Ðình Chiểu,
Nguyễn Thông… rất thông cảm nỗi lòng cụ Phan:
Trước hết, xin được nhắc lại “lỗi thứ 7”:
Giữa trưa đứng bóng một ngày tháng sáu năm 1867,quân Pháp gồm 1800
lính thủy quân lục chiến, 16 chiến thuyền do Đô đốc De la Grandière chỉ
huy từ vùng biển phía Nam áp sát vào bờ.