PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TINH GỌN - Trang 351

hình thành giả thiết về khối lượng sử dụng bảm đảo khả năng phát triển tính
năng đó sau này. Lúc bật tính năng lên chúng tôi có thể so sánh giả thiết của
mình với dữ liệu thực tế. Do dữ liệu có đủ thông tin sử dụng và hiệu suất
nên chúng tôi nhanh chóng hiểu được (trong thời gian thực) ảnh hưởng của
một tính năng tới hiệu suất và độ ổn định của môi trường sản xuất.

Học hỏi thông qua Thử nghiệm

Ngay cả đã ở mức độ hoạch địch sâu sắc và hướng tiếp cận phát triển sản
phẩm tận dụng mọi người, Zach vẫn bảo công ty rất cẩn trọng không để
“xây dựng tính năng một cách mù quáng từ đề nghị trong nội bộ hay từ
khách hàng.” Thay vào đó, công ty thực hiện thử nghiệm để tìm hiểu thêm.

Theo Zach thì mọi thử nghiệm đều bắt đầu từ một chuỗi câu hỏi:

• Ta muốn học được gì và tại sao?

• Vấn đề cơ bản ta muốn giải quyết là gì, và ai đang chịu khổ vì vấn đề?
Điều này giúp mọi người có liên quan thấu hiểu được việc ta đang làm.

• Giả thiết của ta là gì? Giả thiết được viết dưới dạng: “[Hành động lặp lại cụ
thể] sẽ tạo ra [kết quả mong muốn].” Ta đảm bảo giả thiết được viết theo
cách thử nghiệm có khả năng vô hiệu được nó.

• Ta sẽ chạy thử nghiệm như thế nào, và sẽ xây dựng gì để hỗ trợ thử nghiệm
đó?

• Thử nghiệm có an toàn để chạy không?

• Ta sẽ kết luận thử nghiệm như thế nào, và sẽ thực hiện những bước gì để
giảm nhẹ các vấn đề phát sinh từ kết luận của thử nghiệm?

• Ta sẽ dùng phép đo nào để vô hiệu giả thiết bằng dữ liệu? Ta cũng liệt kê
phép đo nào chỉ ra thử nghiệm không an toàn để tiếp tục nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.