PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TINH GỌN - Trang 43

Hình 2-1. Tài năng tiềm ẩn của Donald Rumsfeld

Điều “biết là không biết” là một hoạt động báo cáo – như đếm tiền, số người
dùng hoặc số dòng mã. Ta biết rằng ta không biết giá trị chỉ số, vậy nên ta đi
tìm hiểu. Ta có thể sử dụng những chỉ số này trong kế toán (“Hôm nay ta
bán được bao nhiêu thiết bị?”) hoặc đo kết quả thí nghiệm (“Thiết bị màu
xanh hay màu đỏ bán được nhiều hơn?”), nhưng ở cả hai trường hợp, ta biết
ta cần đến chỉ số.

Điều “không biết là không biết” có liên hệ nhiều nhất với công ty khởi
nghiệp: tìm hiểu để khám phá thứ gì đó mới mẻ sẽ giúp bạn đột phá thị
trường. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nghiên cứu tình huống tiếp theo, đó là
cách Circle of Friends đã tìm ra người dùng phù hợp nhất với họ là các bà
mẹ. Điều “không biết là không biết” chính là nơi ẩn chứa điều kỳ diệu.
Chúng dẫn ta vào nhiều lối tư duy nhầm lẫn, nhưng cũng hy vọng sẽ mang
đến khoảnh khắc khiến ta thốt lên “Eureka!” khi thông suốt được ý tưởng.
Điều này khớp với lời Steve Blank nói về việc một công ty khởi nghiệp nên
dành thời gian thực hiện: tìm kiếm một mô hình kinh doanh có khả năng mở
rộng và lặp lại.

Phân tích đều có vai trò nhất định trong cả bốn góc của Rumsfeld:

◆ Có thể kiểm tra thông tin và giả thiết – chẳng hạn như tỷ lệ mở và tỷ lệ
chuyển đổi – để đảm bảo chúng ta không lừa dối bản thân, và kiểm tra xem
liệu kế hoạch kinh doanh có chính xác hay không.

◆ Có thể kiểm tra trực giác của ta, biến giả thiết thành bằng chứng.

◆ Có thể cung cấp dữ liệu cho những bảng tính, biểu đồ thác nước và các
cuộc họp hội đồng.

◆ Có thể giúp ta tìm ra mỏ vàng cơ hội để xây dựng doanh nghiệp. Trong
giai đoạn đầu của công ty khởi nghiệp, vấn đề “không biết là không biết”
quan trọng nhất vì chúng có thể trở thành vũ khí bí mật của bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.