biết. “Nhưng khi dữ liệu tốt và thực sự giúp ai đó thì không ai từ chối nó
được.”
Nhiều doanh nhân nội bộ nói về xung đột họ đối mặt khi cố tạo lập văn hóa
định hướng theo dữ liệu trong tổ chức của mình, nhưng Boyle nhanh chóng
khuyên tránh gọi đó là kháng cự. “Một trong những yếu tố chính chúng tôi
nhận ra trước đó là không ích gì nếu cứ coi đó là kháng cự. Khi nhận ra
‘kháng cự’ thực sự là người tốt quan tâm sâu sắc đến nghệ sĩ và âm nhạc họ
đang thực hiện, luôn cố ngăn họ khỏi dữ liệu xấu hay đề nghị tệ hại, lúc đó,
bạn sẽ nhìn mọi việc khác hẳn.”
Anh giải thích: “Khi thực sự tin vào dữ liệu và đề nghị dữ liệu đưa ra thì hãy
tập trung vào lý do tại sao người ta không hiểu được dữ liệu và giúp họ hiểu
được nó. Khi họ hiểu rồi thì mắt họ sẽ sáng lên và họ trở thành một người
hâm mộ lớn của dữ liệu hơn cả tôi nữa!”
Mặc dù đạt được thành công cùng EMI nhưng Boyle thừa nhận có nhiều
khác biệt thực sự giữa công ty khởi nghiệp và công ty lớn. “Trong công ty
khởi nghiệp, bạn có lợi thế khởi đầu như mong muốn: bạn được định hình
cách nghĩ và cư xử chẳng hạn với dữ liệu tổng hợp khi đưa ra quyết định
ngay từ khi bắt đầu. Đó là lợi thế lớn so với làm việc trong công ty đã có văn
hóa định sẵn.” Nhưng thế giới khởi nghiệp không hề hoàn hảo. “Công ty
khởi nghiệp có một vấn đề lớn khác: áp lực dữ dội phải chuyển giao nhanh
chóng. Tôi thực sự đã nhận ra điều này có thể can thiệp vào nhiều việc như
xây dựng văn hóa hợp lý nếu bạn không cẩn trọng.”
Để tạo lập tiến độ hỗ trợ và báo cáo trong EMI, Boyle sử dụng các nghiên
cứu tình huống. “Chúng tôi có rất nhiều người đã sử dụng dữ liệu thành
công để giúp nghệ sĩ kể câu chuyện của họ. Họ giỏi hơn và sáng tạo hơn bất
cứ thứ gì ta đáng ra có thể tổ chức tập trung vào lan truyền thông điệp.” Dữ
liệu mới của EMI giúp sắp xếp những nghệ sĩ nhất định với nhóm nhân khẩu
họ thu hút nhất, cho phép âm nhạc vươn tới những khán giả đón nhận nồng
nhiệt nhất.