PHÁO ĐÀI SỐ - Trang 31

quyết vấn đề, NSA bắt tay vào thực hiện một điều không tưởng: thiết kế
một cỗ máy giải mã toàn cầu đầu tiên trên thế giới.

Mặc dù vấp phải sự phản đối của nhiều kỹ sư cho rằng một cỗ máy như vậy
là không thể chế tạo được, NSA vẫn tiến hành công việc với phương châm
của mình: Không gì là không thể. Điều không thể chỉ làm mất thời gian hơn
thôi.

Sau 5 năm làm việc với nửa triệu giờ công và ngân sách tiêu tốn trị giá 1,9
tỉ đô la, một lần nữa. NSA chứng minh được phương châm của mình là
đúng. Cái cuối cùng trong tập hợp 3 triệu bộ vi xử lý nhỏ bằng con tem đã
được gắn vào vị trí trong một lớp vỏ sứ.

TRANSLTR đã ra đời.

Mặc dù cơ chế hoạt động bí mật bên trong TRANSLTR là sản phẩm của
nhiều bộ óc và không một mình người nào hiểu rõ được nó, nguyên tắc cơ
bản của cỗ máy thì thật đơn giản: Nhiều người cùng làm thì công việc sẽ
nhẹ nhàng.

Cả ba triệu bộ vi xử lý của cỗ máy cùng làm việc song song, kết quả của
chúng được cộng dồn dần với một tốc độ chóng mặt để thử qua tất cả các tổ
hợp gặp phải. Người ta hi vọng rằng kể cả những chìa khoá mật mã khổng
lồ tới mức không tưởng nhất cũng phải chịu thua sự kiên trì của
TRANSLTR. Kiệt tác điện tử trị giá hàng tỉ đô la này sử dụng sức mạnh
của việc xử lý song song cùng với một số tiến bộ tối mật để phân tích văn
bản gốc nhằm đoán ra chìa khoá mật mã và bẻ khoá bức thông điệp. Sức
mạnh của nó không chỉ nằm ở con số khổng lồ các bộ vi xử lý mà còn ở
những tiến bộ mới mẻ trong ngành máy tính lượng tử - một công nghệ đang
phát triển cho phép thông tin được lưu trữ dưới dạng cơ khí lượng tứ chứ
không chỉ ở dạng dữ liệu nhị phân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.