thế một cách đơn giản, có thể giải quyết chỉ với bút chì và giấy trắng được
nữa. Chúng bây giờ đã là những hàm số phức tạp được máy tính tạo ra với
những quy luật hỗn độn và các dòng ký tự, ký hiệu dài lê thê nhằm biến các
lá thư thành những chuỗi ký tự ngẫu nhiên tưởng như không có cách nào
khôi phục được.
Thời gian đầu, những chìa khoá mật mã vẫn đủ ngắn để máy tính của NSA
"đoán" được. Nếu chìa khoá có 10 con số, một chiếc máy tính đã được lập
trình sẽ thử tất cả các khả năng từ 0000000000 tới 9999999999. Sớm hay
muộn thì dãy số đó cũng sẽ được tìm ra.
Phương pháp đoán thử - và - lỗi này còn được gọi là "tấn công bằng vũ lực"
Dù mất thời gian song về mặt lý thuyết nó đảm bảo sẽ có hiệu quả.
Khi mà thế giới đã phát triển hoàn thiện công nghệ bẻ khoá bằng phương
pháp đoán thử này rồi thì các đoạn mã chìa khoá ngày càng trở nên dài hơn.
Thời gian máy tính cần để đoán được chìa khoá tăng dần từ hàng tuần lên
hàng tháng và cuối cùng là hàng năm trời.
Tới những năm 90, các chìa khoá mật mã đã dài quá 50 ký tự và sử dụng
toàn bộ bảng mẫu tự ASCII có 256 ký tự gồm các chữ cái, con số và ký
hiệu. Tồng số các khả năng máy tính phải thử lên tới khoảng 10120 - tức 10
và 120 số 0 đằng sau. Trên thực tế, việc đoán trúng đoạn mã mong muốn
chẳng khác gì tìm đúng một hạt cát giữa bãi biển dài 3 dặm. Người ta đã
tính toán rằng để đoán thành công một chìa khoá chuẩn có dung lượng 64
bit, chiếc máy tính nhanh nhất của NSA = chiếc máy tối mật mang tên
Cray/Josephson II- phải chạy trong 90 năm liên tục. Với tốc độ này. khi đã
được bẻ khoá rồi thì nội dung bức thư cũng đã chẳng còn giá trị gì nữa.
Trước tình hình hết sức u ám của các hoạt động tình báo. NSA đã ra một
chỉ thị và được Tổng thống Hoa Kỳ phê chuẩn. Dưới sự hỗ trợ tài chính của
ngân sách liên bang và được quyền làm tất cả những gì cần thiết để giải