mưu phạm tội. Tất nhiên khi những người sử dụng máy tính trên toàn thế
giới phát hiện ra rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể dễ dàng can thiệp vào việc
trao đổi thư điện tử của họ, một làn sóng phản đối dữ dội đã nổi lên. Có
những người chỉ dùng thư điện tử vào mục đích giải trí - kết bạn chẳng hạn
- cũng cảm thấy sự riêng tư của họ bị đe doạ.
Trên toàn cầu, các nhà lập trình chuyên nghiệp bắt đầu tìm cách làm thư
điện tử trở nên bí mật hơn. Và họ đã không mất nhiều thời gian để tìm ra
một phương pháp - chìa khoá mật mã đã ra đời.
Chìa khoá mật mã công cộng là một phát kiến đơn giàn nhưng đầy tính trí
tuệ. Đó chính là những phần mềm dùng cho máy tính gia đình, dễ sử dụng,
có nhiệm vụ xáo trộn các chữ cái trong một bức thư điện tử thành một đoạn
những ký tự sao cho người khác nhìn vào không thể đọc được. Người sử
dụng chỉ cần viết một bức thư và cho chương trình xử lý. Sản phẩm đầu ra
sẽ là một tập hợp những ký tự tưởng chừng được sắp xếp một cách ngẫu
nhiên, hoàn toàn vô nghĩa - nói cách khác, nó đã trở thành một đoạn mã.
Bất cứ ai lấy trộm được bức thư này cũng chi thấy trên màn hình hiện ra
những dòng ký tự chẳng có ý nghĩa gì.
Chỉ có một cách duy nhất để người nhận đọc được bức thư đã mã hoá là
nhập vào "chìa khoá mật mã" - một tập hợp các chữ cái có chức năng giống
các con số trong mã PIN của máy rút tiền tự động ATM. Các chìa khoá mật
mã thường khá dài và phức tạp, chúng mang đầy đủ các thông tin cần thiết
để giúp thuật toán mã hoá hiểu được các phép toán cần thực hiện để tái tạo
lại bức thư gốc.
Bây giờ. người dùng đã có thể tự tin gửi đi bức thư điện tử của mình. Kể cả
người khác lấy cắp được bức thư thì họ cũng không thể đọc được thông tin
bên trong nếu không có mật mã.
Ngay lập tức NSA nhận ra mối đe doạ từ những phần mềm như thế này.
Những đoạn mã họ phải giải được không còn là những con số được thay