Lời đầu sách
LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
Sự thực lịch sử về việc hình thành Thiền tông được khai quật từ động
Đôn Hoàng ở vùng sa mạc Tân Cương tại Trung Á
Nguyên bản Pháp Bảo Đàn kinh mà tôi dịch đây là bản mới tìm được
từ động Đôn Hoàng, vùng sa mạc Tân Cương, miền Trung Á. Bản này đã
được viết ra vào khoảng năm 830 và trễ nhất là năm 860 (theo giảo nghiệm
lối viết chữ thảo ở thời đó, do một chuyên viên danh tiếng, giáo sư Akira
Fujieda của Đại học Tokyo). Đây là bản Pháp Bảo Đàn xưa nhất của thế
giới hiện nay. Trước đây, ở Việt Nam, tôi được biết ít nhất có ba bản dịch
Việt của ba dịch giả (Hòa thượng Thích Minh Trực, ông Đoàn Trung Còn,
và ông Tô Quế), nhưng cả ba bản dịch này được dựa theo bản chữ
Hán Pháp Bảo Đàn kinhđược viết vào thế kỷ thứ XIII (năm 1291), gọi bản
Tông Bảo; bản này không khác lắm với bản Đức Dị được in vào năm 1290
tại Nam Hải (bản Đức Dị đã được du nhập vào Triều Tiên vào năm 1316 và
tất cả bản Pháp Bảo Đàn kinh bằng tiếng Triều Tiên đều xuất phát từ bản
Đức Dị). Bản Pháp Bảo Đàn kinh được thông dụng nhất hiện nay ở Trung
Hoa, Nhật Bản và Việt Nam chính là bản Tông Bảo được viết vào năm 1291
và được in trong Đại Tạng kinh ở đời Minh. Ngoài những bản vừa kể, ít nhất
chúng ta được biết có gần mười bản Pháp Bảo Đàn kinh khác nhau, ngoài
bản xưa nhất tìm lại được ở động Đôn Hoàng, viết vào khoảng những năm
830-860 (chính là bản tôi dịch), những bản khác là bản Huệ Hân (năm 967),
bản Thiều Hồi (năm 1013), bản Tồn Trung (năm 1116), bản Bắc Tống (năm
1153). Ngoài ra có hai bản đáng lưu ý và được coi đầy đủ nhất là hai bản ở
Nhật Bản, bản Đại Thừa Tự (Daijòji) và bản Hưng Thánh Tự (Kòshòji); bản