có ngài Huệ Năng thì chẳng bao giờ có đời Lý và đời Trần, hai triều đại
quyết định tất cả tinh túy hồn tính của Việt Nam. Chẳng những ở Việt Nam
mà thôi, nếu không có ngài Huệ Năng thì chẳng bao giờ có cái đạo Thiền,
gọi là Thiền tông Trung Hoa và Triều Tiên, Zen của Nhật Bản và tất cả
những gì người ta nói đến Thiền hiện nay ở Tây phương; Thiền đã ảnh
hưởng thế nào đến học thuật văn hóa Tây phương ở thế kỷ XX thì mọi người
đều biết; Thiền đã tác động đến cả một nền văn chương Hoa Kỳ ở hạ bán
thế kỷ XX này (không kể văn hào Henry Miller đã đi trước trong việc lãnh
hội Thiền từ những năm 1932-34, mà chỉ cần kể những tên tuổi nổi tiếng
khắp thế giới của thế hệ văn, thi sĩ Hoa Kỳ như J.D.Salinger, William
Burroughs, Jack Kerouac Allen Ginsberg và nhất là đại thi sĩ Gary Snyder,
người mở đầu khai thị Thiền tông cho cả một thế hệ và nhiều thế hệ văn, thi
sĩ Hoa Kỳ, vừa mới đây Gary Snyder có đến thăm Phật tử và gặp tôi tại
chùa Việt Nam Los Angeles, nhân đến nói chuyện với giới trí thức Mỹ tại
Đại học UCLA). Thiền tông đã ảnh hưởng toàn bộ đến văn hóa, học thuật
Tây phương ở thế kỷ XX, và người đã thực sự sáng tạo ra Thiền tông lại
chính là Huệ Năng chứ không phải Bồ Đề Đạt Ma; ngài Bồ Đề Đạt Ma chỉ
là được truyền thống Thiền chọn lựa đứng tên danh dự mà thôi để linh động
hóa tinh thần tạ ơn đối với Aán Độ, quê hương tâm linh của Phật giáo nhân
loại. Một người độc thân duy nhất đã thay đổi toàn triệt truyền thống Phật
giáo Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản, và ảnh hưởng toàn diện đến văn
hóa học thuật Á Đông và hiện nay của cả thế giới, người ấy là Huệ Năng,
và Huệ Năng là người Việt Nam mà chính toàn dân Việt Nam lại không hề
biết đến, và ngay cả truyền thống Phật giáo Việt Nam lại bỏ quên ngài và
coi ngài như bao nhiêu vị sư tổ Trung Hoa khác. Những nhà học giả Trung
Hoa rất hãnh diện về ngài Huệ Năng và cho rằng ít nhất ngài ngang hàng
với Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử và Mạnh Tử, chẳng hạn giáo sư John