45. Đại sư gọi các môn nhân Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Trí
Thường, Chí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như, Thần Hội và
nói: “Các ông, mười đệ tử của tôi, đến đây. Các ông không giống như những
người khác. Sau khi tôi diệt độ rồi, các ông mỗi người sẽ lãnh đạo một
phương. Tôi sẽ giảng pháp cho các ông, để đừng mất bổnt ông. Tôi sẽ dạy
cho các ông tam khoa Pháp môn và ba mươi sáu đôi động dụng, hiện và
chìm đều xa lìa hai bêin kiến. Khi giảng về tất cả các pháp đừng bao giờ lìa
khỏi tánh tướng. Nếu có người hỏi pháp, lời nói ra đều phải tương xứng và
luôn luôn phải đối chiếu các pháp. Bởi vì các pháp hỗ tương làm nhân cho
nhau, nếu như thị nguyên rốt cuộc bị trừ khử hết, chúng không còn có nơi
nào để hiện hữu. Tam khoa pháp môn là ấm, giới, nhập. Ấm là ngũ ấm, giới
là thập bát giới, nhập là thập nhị nhập. Ngũ ấm là gì? Là sắc ấm, thọ ấm,
tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Thập bát giới là gì? Là lục trần, lục môn và
lục thức. Thập nhị nhập là gì? Là lục trần bên ngoài và lục môn bên trong.
Lục trần là gì? Là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Lục môn là gì? Là
nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Pháp tánh sanh khởi lục thức - nhãn thức, nhĩ
thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức, cùng với lục môn và lục trần.
Tự tánh hàm vạn pháp, gọi là hàm tàng thức. Tư lương thì thức chuyển, sanh
lục thức, lục trần được thấy xuất ra từ lục môn. Ba sáu là mười tám. Do tự
tánh mình tà, mười tám tà sanh khởi. Nếu tự tánh mình chánh, mười tám
chánh pháp sẽ sanh khởi. Nếu hàm ác dụng thì là chúng sanh, thiện dụng là
Phật. Dụng phát sanh từ đâu? Từ sự tương đối với tự tánh.
46. Có năm đối pháp thuộc ngoại cảnh vô tình. Trời đối với đất, mặt
trời đối với mặt trăng, bóng tối đối với ánh sáng, âm đối với dương, lửa đối
với nước. Có mười hai đối pháp trong ngôn ngữ và pháp tướng: Hữu vi và
vô vi đối với hữu sắc và vô sắc, hữu tướng đối với vô tướng, hữu lậu đối với