vô lậu, sắc đối với không, động đối với tĩnh, trong đối với đục, phàm đối với
thánh, Tăng đối với tục, già đối với trẻ, lớn đối với nhỏ, dài đối với ngắn,
cao đối với thấp. Trong dụng khởi từ tự tánh có mười chín đối pháp: Tà đối
với chánh, si đối với tuệ, ngu đối với trí, loạn đối với định, giới đối với sai,
thẳng đối với cong, thực đối với hư, dốc đối với bằng, phiền não đối với Bồ
đề, từ đối với hại, vui đối với giận, xả đối với tiếc, tiến đối với thoái, sanh
đối với diệt, thường đối với vô thường, Pháp thân đối với Sắc thân, Hóa thân
đối với Báo thân, thể đối với dụng, tánh đối với tướng, hữu tình đối với vô
tình. Ngôn ngữ và pháp tướng có mười hai đối pháp. Ngoại cảnh có năm đối
pháp. Trong dụng do tự tánh sanh khởi có mười chín đối pháp, tất cả hợp lại
thành ba mươi sáu đối pháp. Ba mươi sáu đối pháp này có thể áp dụng để
thông tất cả các kinh, xuất thập gì cũng xa lìa được hai biên kiến cả. Tự tánh
khởi dụng như thế nào? Khi nói với người khác về ba mươi sáu đối pháp
này, bên ngoài tuy ở trong tướng mà vẫn xa lìa tướng; bên trong tuy ở trong
không mà vẫn không chấp trước không. Nếu chấp trước vào không tức là
làm tăng trưởng vô minh; nếu chấp trước vào tướng tức là làm tăng trưởng tà
kiến, bài báng pháp và nói bừa rằng không cần đến văn tự. Nếu nói rằng
không cần văn tự thì con người hẳn không được nói năng nữa, bởi vì lời nói
tức là văn tự. Song nói về không bằng tự tánh mình, thì đó là ngôn ngữ
chánh đáng… Bổn tánh không là không, vì mình tự mê tự hoặc, cho nên mới
nói trừ bỏ ngôn ngữ. Bóng tối tự nó không phải là bóng tối, vì có ánh sáng
cho nên có bóng tối, bóng tối không tự nó là bóng tối bởi vì ánh sáng biến
thành bóng tối, và bóng tối làm hiển hiện ánh sáng. Ánh sáng và bóng tối là
sanh nhân của nhau, ba mươi sáu đối pháp cũng giống vậy”.
47. Đại sư nói: “Này thập đệ tử, sau này các ông truyền pháp, hỗ tương
giảng dạy một quyển Đàn kinh này, thì bổn tông sẽ không bị mất đi. Ai chưa