Đang chuẩn bị rời phòng bếp, chợt Lâm Đào nói: “Xem này, ở đây có
máu.”
Tôi nhìn theo ngón tay Lâm Đào, thì ra trên mặt bếp lò dưới cửa sổ có vết
máu nhỏ giọt. Sau khi xem xét vết máu ấy, chúng tôi quỳ rạp trên sàn cẩn
thận quan sát. Tuy rằng sàn bếp là đất, nhưng chúng tôi vẫn tìm thấy trên
mặt đất vài vết máu như thế.
Tôi đẩy cửa sổ phòng bếp ra, nói: “Lâm Đào, xem ra thi thể của nạn nhân bị
hung thủ ném từ cửa sổ này, sau đó hung thủ vòng ra sau nhà rồi quăng thi
thể xuống giếng.”
Lâm Đào đáp: “Đúng, hẳn là như vật, nhưng chuyện đó có thể chứng minh
cái gì? Hung thủ làm thế là tiết kiệm quãng đường di chuyển thi thể.”
Tôi cười thần bí, nói: “Rất có ích đấy nhé.”
“Cậu nghĩ xem,” tôi nói tiếp, “Hung thủ trực tiếp ném thi thể từ chỗ này ra
khỏi phòng, có nghĩa là hắn đã biết sau cửa sổ có một giếng cổ.”
“Ý cậu là hắn rất quen thuộc địa hình nơi đây.” Lâm Đào nói.
Tôi cười gật đầu, đi ra khỏi nhà, đến một gian nhỏ ở phía Đông tòa nhà xem
xét.
Gian nhà này thông với căn nhà hai tầng, bên trong rất nhỏ hẹp, sát vách
tường phía Bắc có một cái hố, sâu khoảng hơn một mét. Tôi chỉ vào cái hố,
hỏi Đại Bảo đứng bên cạnh: “Cái này dùng làm gì?”
Đại Bảo đáp: “Cái hố này ở nông thôn dùng để chứa lương thực, dưới đáy
hố và bốn phía đều lót nilon, chứa lương thực ở trong, bên trên phủ thêm
nilon, có tác dụng chống ẩm.”
“Nhưng,” tôi chỉ vào trong hố nói, “Tại sao trong đó lại có rơm lúa mạch?”