PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
202
và phát huy. Vấn đề này cần được quan tâm nghiên cứu để từ đó
thấy rõ được ý nghĩa và sức ảnh hưởng của những lễ hội diễn ra tại
ngôi chùa của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa, tín
ngưỡng của cộng đồng cư dân Khmer ở phương Nam.
“Ngoài ra, trong truyền thống, Phật giáo Nam tông còn có những
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng cư
dân Khmer ở phương Nam. Điều này được thể hiện thống qua một số
khía cạnh như sau:
Theo phong tục của người dân Khmer, khi người con trai đến tuổi
12, 13 phải vào chùa tu một thời gian với một hay nhiều ý nghĩa: trả
hiếu cho ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân
tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật… Các thanh niên này cần phải
tu tối thiểu ở chùa là một tháng, cũng có thể ở chùa tu lâu dài hoặc suốt
đời, tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý nguyện của từng người. Sau thời
gian một tháng họ có thể xin ra khỏi chùa (xuất tu) trở lại cuộc sống đời
thường bất cứ lúc nào, họ có thể lập gia đình, làm ăn, tham gia các công
việc xã hội, khi muốn họ lại có thể xin vào chùa tu một thời gian rồi sau
đó lại có thể trở về với gia đình.
Người Khmer ở phương Nam quan niệm, bất cứ người con trai
Khmer nào cũng cần phải qua tu hành một thời gian để trau dồi đạo
hạnh, trang bị tri thức và cách sống làm người. Người đã trải qua thời
gian tu hành ở chùa được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh
giá cao, mới dễ lập gia đình và dễ được tiếp nhận làm các công việc xã
hội. Quan niệm này ảnh hưởng rất lớn tới người Khmer cũng như người
theo Phật giáo Nam tông ở các quốc gia khác.
Theo truyền thống, Phật giáo Nam tông Khmer không có người nữ
đi tu ở chùa, tuy nhiên những người phụ nữ Khmer lại được giáo dục
và ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng và đạo đức Phật giáo, thông qua
nếp sống của những người đàn ông trong gia đình (là những người ông,
người cha, người chồng) và thông qua các lễ hội thì “các buổi nhà sư
thuyết giảng giáo lý và nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo
của dân tộc Khmer: Lễ Phật đản; lễ Dâng y; nghi thức dâng cúng vật