TINH THẦN “HỘ QUỐC, AN DÂN” CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER
251
Giáo hội Phật giáo Việt Nam truy phong giáo phẩm Hòa thượng
cho bốn vị danh tăng
23
.
Ngày 01/02/1975, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt giữ 154
nhà sư. Hành động này đã vi phạm trắng trợn đến tự do tôn giáo.
Không chịu khuất phục, từ ngày 26/02 – 01/3/1975, hàng vạn
nhà sư và đồng bào Trà Vinh đấu tranh quyết liệt chống chính sách
khủng bố và bắt lính của chính quyền ngụy. Đoàn biểu tình bị đàn
áp, khiến ba nhà sư bị chết và bị thương 20 người. Bất chấp khủng
bố, phong trào đấu tranh vẫn dâng cao. Ngày 01/3/1975 tại thị xã
Trà Vinh, gần 3.000 sư sãi người Việt gốc Khmer xuống đường đấu
tranh, đòi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chấm dứt việc vây ráp
chùa, bắt sư sãi đi lính, đòi trả tự do cho 154 sư sãi
24
.
Có thể thấy, Phật giáo Nam tông Khmer đã rất tích cực trong
cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Hình ảnh các nhà
sư và Phật tử Nam tông Khmer rất quen thuộc trong phong trào đấu
tranh chính trị cho thấy, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc.
“Phật giáo Nam tông Khmer đã tích cực trong sự nghiệp cách mạng vẻ
vang giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Luôn sát cánh cùng cộng
đồng các dân tộc Việt Nam đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến
và trực tiếp tham gia chiến đấu cho đến ngày toàn thắng”
25
.
2. ĐÀO HẦM, NUÔI GIẤU CÁN BỘ CÁCH MẠNG
Sau khi ra đời cuối năm 1960, Mặt trận giải phóng miền Nam
Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của đồng
bào Nam bộ, trong đó có các nhà sư và Phật tử Khmer. Với khả năng
của mình, sư sãi và Phật tử Phật giáo Khmer Nam bộ đã hăng hái
tham gia kháng chiến, đánh giặc cứu nước và có những đóng góp
nhất định. Nhiều chùa, nhiều gia đình đã không quản khó khăn
23. Ngày 11/2/1976, Nhà nước đã khởi công xây dựng tháp Cù Là (thị trấn Minh Lương-Châu
Thành, tỉnh Kiên Giang), tưởng niệm bốn Hòa thượng liệt sĩ và đến năm 1990, công nhận tháp Cù Là là
Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
24. Nguyễn Đại Đồng (2019), Phật giáo Nam Tông Khmer trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, http://phatgiaonamtongkhmer.org/, truy cập ngày 11/10/2020.
25. Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Khóa I, kỳ họp
II. Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. NXB Sự thật, Hà Nội, tr. 180.