DẤU ẤN PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH TRONG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
5
Tháng 4-1939, tại chùa Bửu Quang, Tỳ kheo Thiện Luật tổ chức
quy y (xin quy y lại) thọ giới tập thể cho ông Nguyễn Văn Hiểu, ông
Nguyễn Văn Quyến, ông Nguyễn Văn Mum, gia đình ông Bùi Ngươn
Hứa cùng thân bằng quyến thuộc, bạn bè khoảng ba mươi người.
Trong giai đoạn này, chùa, thiền viện, tịnh thất… trực thuộc Hệ
phái Phật giáo Nam tông Kinh được phát triển, mở mang ra nhiều
địa phương, tín đồ Phật tử ngày càng tăng lên, hoạt động của Phật
giáo Nam tông Kinh được ghi nhận và có những đóng góp nhất định
trong phong trào chấn hưng Phật giáo những năm 30 của thế kỷ XX.
1.2.2. Giai đoạn 1957 - 1980
a/ Thành lập Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam
Tại Sài Gòn, nhằm có tư cách pháp nhân, pháp lý, hoạt động
tôn giáo minh bạch trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam Cộng
hòa (1954-1963) kỳ thị Phật giáo, ngày 10/06/1956, nhóm tín
đồ Nguyễn Văn Hiểu soạn thảo nội quy, điều lệ, đơn xin thành lập
“Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam” gửi chính quyền cũ. Đến
ngày 14/05/1957, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phê duyệt cho
phép thành lập “Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam”.
Theo Điều lệ, Hội có danh hiệu: “Hội Phật giáo Nguyên thủy
Việt Nam”.
Tôn chỉ của Hội: Hành đạo đúng theo Chính pháp của Phật Tổ
Thích Ca chân truyền có ghi chép trong Tam tạng Pháp bảo bằng
Phạn ngữ (Pāli); Mục đích của Hội “Đoàn kết trong các hàng Phật
tử để dìu dắt và hỗ trợ nhau trong việc tu hành, phổ biến Phật pháp
đặng tránh những điều mê tín dị đoan, đem lại sự yên vui cho mình
và cho tất cả mọi người”
3
. Từ đó các tín đồ Hội Phật giáo Nguyên
thủy Việt Nam chính thức hoạt động.
Về cơ cấu tổ chức, Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam gồm
Tổng hội, Tỉnh hội và Chi hội. Điều hành Hội Phật giáo Nguyên
thủy Việt Nam gồm Ban Quản trị Trung ương. Tỉnh hội và Chi hội
3. Điều lệ Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.