PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 372

ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ KINH LÁ BUÔNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER NAM BỘ

343

viện của Phật giáo Nam tông Khmer và dần bị lãng quên. Tuy có sự
gìn giữ nhưng với phương pháp thủ công, các tài liệu này bị hỏng do
thời gian, thời tiết và côn trùng. Trong bài viết này, chúng tôi trình
bày đặc trưng và giá trị của Kinh lá buông trong đời sống văn hóa của
dân tộc Khmer và tầm quan trọng của di sản văn hóa này trong việc lưu
truyền và gìn giữ Kinh Phật của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ.

1. KHÁI QUÁT VỀ KINH LÁ BUÔNG

Mỗi dân tộc có một lối viết chữ riêng và có những loại “sách”

riêng, chữ viết thể hiện trên đất, trên da thú, chữ giáp cốt, chữ thẻ
tre… Người Khmer có Satra Slất-rich hay Satra- chữ viết trên Lá
buông. Satra, tiếng Khmer có nghĩa là những hàng chữ viết trên
lá, một tập sách Lá buông. Người Khmer chọn Lá buông để viết
chữ. Lá buông là lá của loại cây giống như cây thốt nốt (Thnot), có
tên gọi là T-rang ngày xưa mọc bạt ngàn khắp miệt sông Tiền, sông
Hậu, vùng đất Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang, là nguồn
lá dồi dào đề làm giấy. Lá buông có phẩm chất tốt, vạch nết chữ rõ
ràng, lá dai bền, dung làm giấy ít bị rách nát hư mục làm mất văn
tự. Tuy nhiên, cái khéo là phải biết chế biến để gìn giữ những tấm
lá ấy. Người xưa đã nghĩ ra cách xử lý lá buông làm sạch là rất điêu
nghệ. Lấy đọt lá làm sách là một việc thiêng liêng. Người ta thắp
nhang cầu khấn trời Phật rồi mới tiến hành cắt lá. Đầu tiên, họ chọn
những đọt lá tốt, lấy dây quấn đọt cây, hãm không cho lá mở. Đọt lá
được quấn lại đó vẫn phát triển, bản lá dày dặn lên nhưng lá không
bị xơ cứng. Khoảng một năm sau người dân mới chặt lá về dùng 1
miếng gỗ có kích thước khoảng 6 cm x 60 cm kẹp vào, rồi cắt theo
cỡ tấm ván, phơi cho khô, cắt thành hình chữ nhật, ép cho phẳng,
sắp thành từng xấp, đó là những tập “giấy lá”.

Có giấy rồi người ta tiến hành viết chữ lên lá. Việc khắc chữ trên

lá là kỳ công thật sự, nghệ nhân dùng một cây viết có ngòi bằng kim
loại đầu nhọn gọi là đéc-cha chạm từ từ lên lá đã được phơi khô,
khắc chạm trên lá phải đều tay, không được nhẹ quá vì nhẹ làm cho
nét chữ không rõ, mạnh quá thì làm cho lá bị lủng lỗ, người khắc
chữ phải khéo léo, tỉ mỉ, phải biết rõ đường nét của chữ để không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.