PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 373

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

344

bị viết lệch ra ngoài đường viền hay hàng đã được khắc sẵn, vì chỉ
sai một nét là phải bỏ đi lá đó không thể sửa lại được, theo các vị sư
trước đây muốn khắc chạm được một bộ Kinh lá thì nghệ nhân phải
tìm một không gian yên tĩnh, tập trung cao độ và phải ở nơi đó cho
đến khi hoàn thành mới thôi, do đó nghệ nhân viết Kinh lá trước
đây thường là các vị sư, vì chỉ các vị sư mới đạt trạng thái thiền định
rất cao. Viết xong người ta lấy bồ hóng trộn với dầu xoa lên chữ, chùi
cho mặt lá sạch sẽ, để chữ nổi lên. Cứ thế người ta viết hết trang giấy
lá này qua trang giấy lá tiếp theo, cho tới khi viết hết tài liệu đó thì xỏ
lỗ “đóng” các trang viết thành một tập sách có bìa gỗ, thế là có một
Satra hoàn chỉnh. Một số người kể rằng. để tăng cường độ bền, nhất
là là làm cho sách đẹp, quý giá người ta lấy dung dịch nước bột vàng
quét phủ lên gáy sách, bìa sách tựa sơn son thiếp vàng.

1

2. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH LÁ BUÔNG

Hiện nay, vẫn chưa có tài liệu nào tiết lộ chính xác thời điểm lá

buông được sử dụng làm tài liệu viết, tuy nhiên theo sử liệu Phật
giáo ở kỳ kết tập Kinh điển lần 4 tại Tích Lan diễn ra khoảng năm
20 trước Công nguyên, 500 năm sau ngày Phật nhập Đại Niết bàn,
số chư Tăng tham dự là 500 vị Tỳ khưu, diễn ra 4 tháng sau khi
vua Vattagamimi Abhya trở thành vua xứ Lanka tức Srilanka, địa
điểm tại chùa Hang Động Aloka Vihara hay còn gọi là Tu viện Alu
(Alu-vihara) huộc xứ Mã-Lai-á (Matale), một nơi nằm trên đảo
Tambapanni, nước Srilanka.

2

Tuy nhiên, một số bằng chứng khảo

cổ học lâu đời nhất về các bản thảo lá buông đã đến ít nhất là từ thế
kỷ II ở Ấn Độ.

3

Tại Nam bộ của Việt Nam, sự xuất hiện của Kinh Lá buông cũng

ghi nhận vào giữa thế kỷ XIX được sử dụng trong việc nghiên cứu,

1. Lan Thoa (2014). Lá Buông - loại giấy quý của người Khmer. Nguồn https://vnexpress.net/la-

buong-loai-giay-quy-cua-nguoi-khmer-3119724.html. Ngày truy cập 28/11/2020.

2. Chan Khoon San (2012), GiáoTrình Phật học (Buddhism Course), Lê Kim Kha (dịch), NXB

Phương Đông.

3. I Putu Ari Kurnia B and Ida Bagus Komang Sudarma (29/07/2017), Cultural Entropy on

Digitizing Balinese Lontar Manuscripts: Overcoming Challenges and Seizing Opportunities, IFLA WLIC
WROCLAW
, tr. 4.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.