ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ KINH LÁ BUÔNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER NAM BỘ
361
Đào tạo được lớp nghệ nhân mới là việc làm cấp bách của các vị
lãnh đạo giáo hội của hệ phái phật giáo Nam tông Khmer. Về công
tác đào tạo tăng sinh, các trường Phật học của Phật giáo Nam tông
Khmer cần xây dựng thêm môn học về Di sản văn hóa kết hợp với
nghiên cứu thực địa, trong đó người tăng sinh cần phải hiểu biết về
Luật di sản văn hóa, giá trị của một di sản chùa chiền quan trọng
như thế nào đối đất nước Việt Nam. Đặc biệt, các chùa nằm trong
các tuyến du lịch thì tăng sĩ cần phải tham gia các lớp tập huấn về
hướng dẫn tham quan, quản lý di sản. Sự kết hợp giữa tu học và
công tác thực tế của ngành di sản do một khối lượng kiến thức thực
tiễn bao giờ cũng là cần thiết cho chư Tăng Phật giáo Nam tông
Khmer đang tu hành tại những ngôi chùa được liệt hạng là di sản.
KẾT LUẬN
Giá trị văn hóa truyền thống là đặc trưng của mỗi cộng đồng dân
tộc. Đối với người Khmer, những giá trị văn hóa truyền thống đã
được lưu giữ, bảo tồn trên một chất liệu rất đặc trưng là Lá buông.
Những giá trị thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc người Khmer, là chỗ
dựa vững chắc giúp cộng động người Khmer sinh tồn trong những
giai đoạn khó khăn nhất, tạo niềm tin bước vào thời kỳ mới... Tuy
vậy trên con đường phát triển, trong sự hội nhập, giao lưu và tiếp
biến văn hóa, những tài sản vô giá ấy đang đứng trước những thử
thách, những nguy cơ lớn.
Hiện nay nhiều giá trị văn hóa tinh thần (chung) của xã hội đang
bị xuống cấp; lòng tự trọng, tự tôn dân tộc đang bị tổn thương bởi sự
nghèo nàn, lạc hậu; lối sống tình nghĩa, nhân bản đang phải đối đầu
với lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng hướng ngoại,
chạy theo cách sống ngoại lai, coi thường truyền thống dân tộc... đã
và đang tác động gay gắt đối với xã hội Việt Nam, tất nhiên xã hội
Khmer cũng nằm trong sự ảnh hưởng đó. Tất cả đang là sự day dứt,
thách thức cho những ai quan tâm đến bản sắc văn hóa Việt Nam
nói chung, cũng như của tất cả những người đang ra sức phấn đấu
vì một nền văn hóa Khmer truyền thống. Ngay bây giờ, nếu không
chú trọng bảo vệ, nuôi dưỡng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, để