PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TẠI LỘC NINH
387
trung, rắn độc cắn chết người, thú dữ ăn thịt người, bệnh thời khí
và bệnh sốt rét hoàn hành trong những phum ven rừng… Không
còn Phật giáo Nam tông làm chỗ dựa tinh thần, người Khmer rơi
vào trạng thái mê tín mãnh liệt, họ mường tượng ra một thế giới
siêu hình với các loại ma dữ vây quanh cuộc sống của họ. Vì phum
sóc có ma nên già làng phải có phép trừ ma, phải tổ chức thường
xuyên các nghi lễ cúng tế hồn ma. Bối cảnh này đã tạo nên vai trò
thần quyền rất lớn cho Hội đồng già làng trong vai trò thầy tư tế. Ở
Lộc Ninh, già làng và cộng đồng đều chấp nhận niềm tin tuyệt đối
vào các loại hồn ma. Các siêu linh này luôn đòi hỏi con người phải
cúng tế bằng lễ vật họ mới để chịu để yên cho dân làm ăn, sinh sống.
Ma dữ mạnh hơn cả thần thánh, họ đông đúc và ở tản mác khắp
mọi nơi, trong rừng rậm, ngã ba đường, đầu phum và các dòng suối.
Neak Ta là vị thần phúc thần duy nhất trong phum sóc có thể bảo
vệ cho người dân khỏi bệnh tật, khỏi bị ma dữ làm hại. Trong tín
ngưỡng của người Khmer, Neak Ta đóng vai trò tương đương như
vị Thành hoàng của người Việt. Ấy vậy mà người Khmer ở Lộc Ninh
vẫn lo sợ Neak Ta không đủ quyền năng để chống lại ma dữ, họ phải
đục đẽo nhiều loại vũ khí khác nhau đặt bên trong ngôi miếu thờ
Neak Ta. Người Khmer tin rằng chỉ có hỏa lực hùng hậu mới có thể
giúp Neak Ta đẩy lùi các tấn công biển người của ma quỷ.
Niềm tin vào sự tồn tại của các hồn ma ở khắp mọi, khiến cho
cộng đồng người Khmer rơi vào trạng thái bất an, mọi hiện tượng
bệnh tất, tai nạn, bất ổn trong cuộc sống đều bị họ quy chụp về phía
các hồn ma, rồi họ tổ chức cầu cúng suốt năm. Người bị bệnh hay
gia súc bị bệnh, người Khmer đều tổ chức cúng tế, xin bùa ngải từ
các già làng, thầy cúng để dùng làm vật hộ thân. Trâu bò đi lạc trong
rừng, không lo tìm kiếm chỉ lo cầu cúng vì cho rằng bị ma dẫn, ma
dấu trong rừng. Cuộc sống bị bao phủ một bức màn ma thuật và
thần quyền, tất nhiên trong các buổi cúng tế để xoa dịu cơn giận
của các hồn ma, người dân luôn thỉnh cầu già làng làm chủ lễ mới
được linh nghiệm. Ngôi chùa là chỗ nựa tinh thần của người Khmer
xưa kia, nay không còn nữa, đời sống tinh thần của họ lệch dần theo
trạng thái mê tín chính là những điều kiện thuận lợi nhất cho các