PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TẠI LỘC NINH
393
Tuy nhiên, khi hoạt động của nhà chùa đang dần được phục hồi thì
nhà sư phải đối mặt với một vấn đề mới phát sinh từ Hội đồng già
làng. Do trong một thời gian dài, các già làng nằm giữ vai trò hướng
dẫn nghi lễ cho người dân, nay người dân có xu hướng thực hành
các nghi lễ theo hướng dẫn của nhà sư. Điều này đôi khi chạm đến
tính tự ái của các già làng. Mặc dù, nhà chùa thành lập Ban hộ tự với
các thành viên là già làng nhưng vấn đề va chạm về mặt nghi lễ dễ
dàng xảy ra khi người dân phải lựa chọn nghi lễ Phật giáo hay nghi
lễ dân gian. Những va chạm trong cuộc sống đời thường hoặc sự
nghiệp chính trị mà một số già làng đã từng là cán bộ cũng làm cho
họ đặt ra những câu hỏi nghi ngờ thiện ý của nhà sư. Phải chăng nhà
sư đến đây vì tâm từ bi của ngài hay có một ý định nào khác đằng
sau những hoạt động tôn giáo thánh thiện đó. Xét bởi hoàn cảnh xã
hội, con người luôn gặp phải những va chạm, thật giả lẫn lộn trong
cuộc sống thì việc Hội đồng già làng đặt ra câu hỏi nghi ngờ cũng
là điều dễ hiểu. Tại phum S, khi sư N mới về trụ trì chùa và bắt đầu
thực hiện các hoạt động Phật sự, Hội đồng già đã nghi ngờ thiện ý
của sư, cộng thêm với hình tướng cao lớn và màu da trắng của sư
khiến cho họ nghĩ rằng sư không phải người Khmer mà lại về phum
nghèo này với mục đích gì. Họ âm thầm điều tra lý lịch của sư, khi
biết quê quán của sư, họ bèn lặng lẽ thuê xe xuống đó để điều tra về
thân thế của sư. Đến nơi, họ ngỡ ngàng khi thấy cha mẹ sư phải sống
nhờ trên đất của một ngôi chùa Khmer. Các vị sư và người dân địa
phương cho biết về học vấn và đức tính cao đẹp của sư N khiến cho
các già làng cảm thấy hối hận về hành động của họ. Quay về Lộc
Ninh, họ ủng hộ sư N một cách tuyệt đối. Tác giả đã từng nhìn thấy
các già làng vào chùa quỳ xuống lạy sư N như những người Phật tử
Khmer ở miền Tây Nam bộ. Bằng đức độ của mình, sư N đã cảm
hóa Hội đồng già làng đầy quyền năng. Tuy nhiên, khi Hội đồng già
làng tự đặt họ dưới quyền lãnh đạo tinh thần của nhà sư thì chính
quyền địa phương cảm thấy khó khăn khi làm việc với các già làng.
Trước đây, chính quyền địa phương chỉ làm việc với Hội đồng già
làng thì nay cộng đồng người Khmer lại có thêm người lãnh đạo
tôn giáo, các già làng lại thường có xu hướng bàn bạc với nhà sư