PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 160

hương đến Ấn Độ. Đó là vào khoảng 1974, và tôi quyết định đi như một
tudong –một khất sĩ lang thang từ chỗ này đến chỗ kia, như một hình thức
tu khổ hạnh trong Phật giáo. Có người giúp tôi tấm vé để đi từ Bangkok
đến Calcutta, để rồi khi đến Calcutta, tôi chỉ có bình bát, y áo, và không
tiền, đúng theo điều luật của người tu. Ở Thái Lan thì dễ rồi, nhưng buổi
ban đầu ở Ấn Độ, với viễn ảnh lang thang đây đó mà không có gì, ngoài
bình bát trong tay, là điều khá đáng sợ. Năm tháng ở Ấn Độ đúng là một
cuộc phiêu lưu đối với tôi, khiến tôi có nhiều kỷ niệm rất thú vị về nơi chốn
ấy. Với cuộc sống làm người khất sĩ, tôi không gặp vấn đề gì ở Ấn Độ.
Trong tất cả các quốc gia, dĩ nhiên là nó phải ổn ở đây, vì đó là nơi Đức
Phật đã sống và đã hoằng pháp.
Nhưng tôi bắt đầu nghĩ đến thiền sư Ajahn Chah và nhận ra lòng tử tế mà
ngài đã dành cho tôi. Ngài đã chấp nhận cho tôi làm đệ tử, chăm lo, truyền
dạy Phật pháp, và giúp đỡ tôi bằng nhiều cách. Ngài còn là tấm gương để
tôi soi vào. Một vị tỳ kheo xứng đáng phải giống như ngài Ajahn Chah.
Một người toàn vẹn, người đã tạo cho tôi nguồn cảm hứng, người mà tôi rất
muốn noi theo – và tôi phải thú nhận rằng tôi không có cảm giác đó đối với
nhiều người khác. Tôi không hề ấn tượng với những mẫu người được tôn
vinh ở Mỹ như John Wayne, tổng thống Eisenhower hay Richard Nixon.
Các ngôi sao điện ảnh hay thể thao cũng được coi trọng, nhưng không có ai
khiến tôi phải cảm phục.
Nhưng tôi đã tìm được người ấy ở Thái Lan. Ngài là người nhỏ thó; tôi
đứng cao vượt hẳn ngài. Điều khiến tôi ngạc nhiên là khi chúng tôi ở bên
nhau, sự hiện diện của ngài như bao trùm chúng tôi. Có điều gì đó ở ngài
khiến người ta muốn được gần gũi. Vì thế mỗi buổi chiều, hay bất cứ khi
nào có thể, tôi lại tự đi tìm đến thất của ngài; tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội
nào để được gần gủi bên ngài. Có lần tôi hỏi ngài có gì để lôi cuốn người ta
đến vậy. Ngài đã trả lời, “Ta có đá nam châm”. Ngài đã dùng sức hút đó để
lôi cuốn người ta đến để ngài có thể dạy cho họ Phật pháp. Đó là cách ngài
sử dụng đặc tính đó của mình: không phải để thõa mản tự ngã, mà là để
giúp đỡ người khác.
Đức Phật, sau khi đạt được giác ngộ, lúc đầu đã nghĩ rằng Phật pháp quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.