thì đấy là sự giác ngộ, trạng thái nầy cao nhất, và nằm xa hơn cái vũ trụ
tương đối mà chúng ta biết. Nơi trạng thái cao nhất này, đau khổ bị dập tắt;
khi bất cứ một cái gì về “ngã” còn tồn tại, cho dù chỉ là một ảo tưởng nhỏ,
đau khổ vẫn còn hiện diện.
Vì vậy, chúng ta phải hiểu rằng Câu Căn Bản Thứ Nhất không có nghĩa là
đau khổ không thể tránh được; nó chỉ có nghĩa là trong cuộc sống nơi cái
ngã ngự trị, ta không thể tránh khỏi đau khổ, và nếu như ảo tưởng cái ngã
còn, thì đau khổ vẫn tiếp diễn.
Bây giờ chúng ta nói đến Câu Căn Bản Thứ hai, như sau: Nguyên nhân của
đau khổ (bất như ý) là ham muốn.
Nếu bạn trợt té trên sàn nhà trơn ướt và bị bầm mình, bạn nói nguyên nhân
cái đau mà bạn đang phải chịu đựng là vì sàn nhà trơn trợt. Điều nầy đúng,
và nếu nói vết bầm của bạn là do ham muốn mà ra thì chắc là không đúng
rồi.
Nhưng câu hai không nói đến trường hợp cá nhân, hoặc nguyên nhân tức
thời. Câu hai muốn nói đến sức mạnh hợp nhất để gìn giữ nguồn sống là sự
ham muốn cho chính bản thân; vì nguồn sống nầy – ảo tưởng về cái ngã –
chứa đựng những điều kiện cho đau khổ, trong khi sàn nhà trơn trợt chỉ là
một cơ hội cho đau khổ xuất hiện.
Vì bản chất của thế giới mà chúng ta đang sống, thật là điều không tưởng
khi muốn chữa đau khổ bằng cách loại bỏ hết những cơ hội có thể mang lại
đau khổ; cũng như không thể đánh vào nguyên nhân hay cơ sở chánh của
cái khổ.
Vì thế Câu Ba căn bản là: Giải thoát sẽ đạt được bằng cách tiêu diệt ham
muốn.
Sự ham muốn của cái ngã là giữ chặt lấy đời sống; dòng sông ý thức hiện
hữu mà chúng ta gọi là ngã; và chỉ vì cái si mê của ngã mà sự bất như ý và
đau khổ xuất hiện. Khi diệt trừ được sự nắm giữ si mê về ngã, gốc rễ của
đau khổ cũng bị tiêu diệt.
Mục đích cao nhất của thực tập trong Phật giáo là để tiêu diệt bản ngã.
Chính ngay nơi nầy sự hiểu lầm xuất hiện, và đó là điều tự nhiên; nhưng
một khi nhận thấy rằng tiêu diệt cái ngã là huỷ diệt si mê thì sự hiểu lầm