PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 186

trên cát!

Vì thế hầu như là không thể nào xóa hết mọi cấu uế. Chúng ta có thể ăn
sạch hết các đồ ăn, lau bếp, lau kệ, rửa chén, rửa nồi. Nhưng rồi ta lại phải
lau vết xà-phòng trên bệ, tẩy bồn rửa chén, vậy là khăn bị dơ, rồi nhìn kỹ
lại thì nước dơ cũng đổ xuống nền nhà sạch.

Cũng thế, khi chúng ta buông bỏ các chấp trước hay các chướng ngại cản
trở ta tiến lên một bực, chính quá trình đó lại tạo ra những thứ chấp khác,
để rồi điều đó cũng cần phải được buông bỏ.

"Rửa chén" của thiền sư Triệu Châu nói về quá trình này. Dầu rằng khó
làm, chúng ta cũng phải cố gắng xóa các dấu vết ta đã tạo ra. Vì thế ta
không nên huyênh hoan khắp nơi "Tôi đã Giác Ngộ", hay "Tôi đã làm ra
sản phẩm tuyệt vời này". Nếu sự Giác Ngộ của ta là chân chính, thì sự giác
ngộ đó sẽ biểu hiện qua các hành động của ta trong cuộc sống đời thường.

Trong các thiền viện, sau khi dùng bữa, thiền sinh ‘rửa’ chén của mình
bằng nước trà hay nước lạnh. Rồi uống nước đó. Nước còn dư lại trong
chén được dùng để tưới cây.

Việc xóa hết các "dấu vết" có ý nghĩa tâm linh thâm sâu, nhưng nó cũng là
một ứng dụng môi sinh thiết thực. Nếu còn lại gì, ta phải tái sử dụng, sử
dụng mãi cho đến khi không còn gì hết. Nếu bạn là nhà sản xuất, bạn phải
nghĩ đến việc gì sẽ xảy ra sau khi sản phẩm của bạn đã được sử dụng. Bạn
phải suy nghĩ xem sản phẩm của mình sẽ tiêu hủy cách nào. Dầu bạn sản
xuất xe hơi, máy lạnh, hay một hộp bánh, bạn cũng phải suy nghĩ ra cách
để sản phẩm của bạn có thể được tái xuất (recycled).

Nếu bạn làm được như thế, nếu bạn có thể dọn sạch các vết tích của chiếc
xe đã sản xuất, hay của bữa ăn thịnh soạn mình đã dùng qua, bạn sẽ mở ra
một không gian để có thể tìm thấy những nguồn nguyên liệu mới. Thế nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.