PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 184

bạn hiểu rõ tại sao, thái dộ đó chỉ làm trở ngại thêm cho bạn. Bạn phải hiểu
sự thực tập của mình không phải để dẹp bỏ đau khổ hay thất vọng mà là để
có thể sống với chúng.

Ngày nay khi bà ngồi Thiền, tâm bà nghĩ gì?
Không có gì nhiều. Vọng tưởng đến rồi đi, chẳng ngại gì - nhiệm vụ của
tâm là suy tưởng mà. Nhưng tôi cố gắng tỉnh thức càng nhiều càng tốt. Chỉ
có thế. Tôi không lo lắng phải làm sao cho tốt hơn thế nữa. Tâm tôi khá yên
tĩnh, nên tôi không bị nó phiền hà.

Có phải trước đây bà có tánh nóng nảy?
Vâng, tôi hay liệng đồ, chọi đá vào cửa sổ. Người tốt cũng có những cơn
giận ghê gớm lắm. Không phải lúc nào tôi cũng thế, nhưng tôi rất dễ nóng
giận.

Làm thế nào việc tu tập có thể thay đổi được bà?
Bạn phải đối mặt với nỗi sợ hãi của mình, thay vì chạy trốn nó, hay biện hộ
cho nó. Tất cả là do lòng sợ hãi mà ra. Bạn phải nhìn thẳng nó, tập làm
quen với chính những điều làm bạn sợ. Thí dụ như gọi điện thoại để xin lỗi
một người bạn. Không phải để chứng tỏ điều gì, chỉ là để tiếp xúc trực tiếp
với nỗi sợ thể hiện qua những cảm giác nơi thân. Làm được những điều bạn
không muốn làm rất hữu ích.
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì. Thí dụ bạn
thấy mình không có kiên nhẫn với người nào đó. Ngay lúc ấy, hãy tự hỏi:
"Sự bực bội này là gì đây? Tại sao ta có thái độ này?" Nếu bạn hay bực
mình, thì bất cứ điều gì cũng khiến bạn nóng giận. Còn nếu bạn không để
mình bận tâm, thì bạn sẽ thấy mọi thứ trên đời đều dễ chịu.
(Lược dịch theo Life’s Not a Problem, Tricyle: Buddhist Review 1998)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.