PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 201

minh, thì bạn cứ tiếp tục làm uế nhiễm tâm mình bằng lòng ham muốn, hay
ghét bỏ, bằng ái dục hay sân hận. Vì bạn không biết điều gì đang xảy ra.
Khi bạn nghe lời khen hay tiếng chê, có phải là phản ứng được lọc qua tâm
lý để đưa đến cảm xúc nơi thân, hay cả hai xảy ra cùng một lúc?
Việc này xảy ra tiếp theo việc kia, nhưng vì chúng xảy ra quá nhanh đến
nỗi bạn không thể tách rời chúng ra. Quá nhanh! Cho đến một lúc nào đó,
tự động bạn có thể bắt đầu nhận thức được rằng, “Hãy xem điều gì đang
xảy ra này! Tôi vừa khởi tâm giận”. Và người thiền sinh hành minh sát tuệ
sẽ lập tức nói: “Ồ, rất nhiều sân hận! Rất nhiều sân hận nơi thân, mạch
đang nhảy liên hồi… Ôi, tôi khổ sở quá. Khổ sở quá”.
Nếu không đối mặt với những cảm giác nơi thân, thì ta chỉ đối phó với nó
trên lý trí. Bạn có thể nói, “Sân hận là không tốt”, hay “Tham là không tốt”,
“Sợ hãi là không ...” Tất cả đều là tri thức, những đạo đức chúng ta được
dạy từ ấu thơ. Tuyệt vời. Cũng ích lợi. Nhưng khi đã tu tập, bạn sẽ hiểu tại
sao chúng không hoàn hảo. Không chỉ là chúng ta đem lại tai hại cho người
khác, bằng cách phát khởi những uế nhiễm của tâm sân hận hay đam mê, sợ
hãi, hay thủ đoạn, mà ta cũng hại chính bản thân.
Thiền Minh sát quán sát sự thật. Với hơi thở tôi đang quán sát chân lý ớ bề
nổi, ở trên mặt. Nhưng từ đó nó đưa tôi đến những tầng sâu, sâu hơn nữa.
Trong ba ngày thực tập rốt ráo, tâm trở nên sắc bén, vì bạn luôn thực tập
quán sát chân lý. Không phải là sự tưởng tượng, không phải là triết lý hay
tư duy. Chân lý, hơi thở, chân lý cũng như là hơi thở, sâu hay cạn. Tâm trở
nên rõ ràng, sắc bén quanh vùng mũi, bạn bắt đầu cảm nhận được một số
phản ứng sinh hóa (biochemical), nghĩa là một số cảm xúc nơi thân.
Những cảm xúc này luôn có mặt khắp thân, nhưng tâm thô lậu chỉ có thể
cảm nhận được những cảm xúc mạnh mẽ như đau đớn hay gì đó. Trong khi
có biết bao cảm xúc khác nơi thân mà tâm không thể nhận ra.
Thưa Thiền sư có phải phương cách tu tập này là trọng tâm của Phật
giáo?

Đúng vậy. Nếu sự quán sát đúng đắn không được hướng đến các cảm giác
thì chúng ta sẽ không thể đi vào những tầng thức sâu hơn trong tâm. Tầng
thức sâu nhất của tâm, theo Đức Phật, luôn kết nối với các cảm giác nơi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.