PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 225


Mỗi một sự kiện là một tư tưởng đầy đủ với những yếu tố tinh thần, cho
nên trong lúc ban đầu cái tư tưởng, cái tâm trí là "sự chú ý" và nó quan sát
những "tư tưởng" khác (tất cả chỉ là một sự tiếp diễn không ngừng nơi phần
tinh thần của một người). Nhờ vậy một người mới dần phát triển được khả
năng quan sát tâm trí, tư tưởng, để xem nó đi đâu. Đi về quá khứ, hiện tại
hay tương lai. Có phải nó đang nghĩ đến vật chất hay cảm giác, hoặc đang
nhận thức, hay đang ham muốn, hoặc là nó biến mất nơi ý thức?

Bằng phương thức đặt câu hỏi rằng “Nó đã đi đâu?” Sự phân tán nơi tinh
thần sẽ từ từ được kiểm soát cho đến lúc “sự chú ý” hay “chánh niệm” trở
nên nền tảng vững vàng cho việc hành thiền tiếp tục.

Tâm trí cần được huấn luyện và phát triển theo cách thực tập này, nhưng nó
phải được quân bình bởi sự tĩnh lặng thấm nhuần. Khi tinh thần trở nên yên
tịnh thì một người nên bắt đầu thực tập thiền (jhana), và đây là bước đầu
cho trí tuệ xuất hiện. Phương cách này gọi là "trí tuệ đưa đến tĩnh lặng”.

Những cách thực tập khác dành cho những người mà tinh thần ít bị giao
động, bao gồm bốn mươi đề tài cổ điển về thiền (xem phần phụ lục); và
những đề tài thiền này cộng với những cách thực tập khác phát triển hơn,
dựa vào một đối tượng để làm đề tài cho sự tập trung.

Có thể là thân thể của chúng ta, hay một phần thân thể, màu sắc của một
bức tranh, một chữ hay một câu, và sự suy ngẫm trừu tượng, v.v và v.v. Tất
cả những phương thức này kèm theo sự rèn luyện về tinh thần một cách kỹ
càng nhưng vừa phải. Lúc mà tư tưởng chạy sang chỗ khác thì phải từ tốn
kéo nó trở về (bằng chính niệm) để tiếp tục tập trung vào vào đề mục đã
chọn.

Nhiều người lầm tưởng và cho rằng thực tập như thế này thì nhất định sẽ có
được sự tĩnh lặng ngay lập tức. Họ sẽ ngạc nhiên khi bắt đầu thực hành, vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.