PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 28

Dầu chiếc ly không bể hôm nay, thì ngày mai, nó cũng sẽ bể. Nếu nó không
bể ngày mai, thì ngày hôm sau nữa. Bạn không nên đặt lòng tin của mình
vào những vật dễ bể.
Vô thường là chánh Pháp. Sự vật không vững bền hay thực có. Không có gì
về chúng là thật, chỉ có chân lý này là thật. Bạn có đồng ý không? Điều
chắc chắn nhất là: được sinh ra, bạn phải già, phải bịnh và chết. Thực tế đó
là chắc chắn, thường hằng, và sự thật thường hằng đó dựa trên chân lý về
vô thường. Quán sát sự vật thật thấu đáo bằng con mắt của ‘không thường
hằng, không chắc chắn,” một sự chuyển hóa sẽ xảy ra thành thường hằng,
và chắc chắn, lúc đó ta không còn phải bận tâm về sự vật nữa.
Các vị đệ tử của Đức Phật đã thức tỉnh nhờ chân lý về vô thường. Từ sự
thức tỉnh đó, họ trở nên nhàm chán, buông xả đối với sự vật, hay nibbida.
Sự nhàm chán này không phải là do có mâu thuẫn, bất mãn. Nếu có sự bất
mãn, thì đó thực sự không phải là nhàm chán, không thể đưa đến con
đường đạo. Nibbida không phải giống như sự chán đời theo thế gian
thường tình. Thí dụ, sống trong gia đình, khi không được thuận thảo với
nhau, chúng ta có thể bắt đầu nghĩ là mình đang trở nên nhàm chán mọi thứ
giống như giáo pháp đã dạy. Tuy nhiên không phải thế; đó chỉ là do các
phiền não, uế nhiễm của ta đang lớn mạnh, làm trái tim ta đau đớn. “Tôi
thật chán ngán – tôi sẽ rũ bỏ tất cả!” Đó là sự nhàm chán do phiền não, uế
nhiễm tạo ra. Khi sự phiền não, thất vọng đối với những việc xảy ra không
theo ý ta muốn trở nên quá sức chịu đựng của ta.
Giống như cách ta suy nghĩ về metta, tâm từ. Ta nghĩ rằng ta phải có tâm từ
đối với tất cả chúng sanh. Vì thế ta tự nhủ mình, “Tôi không được có lòng
sân hận đối với ai. Tôi phải có lòng bi mẫn. Thật vậy, tất cả mọi chúng sanh
đều đáng thương.” Rồi bạn bắt đầu thương yêu tất cả, và kết cục là đưa đến
tham đắm, dính mắc. Hãy cẩn thận về điều đó! Đó không phải là thứ tình
yêu thương ta vẫn thường nói đến. Đó không phải là lòng từ bi trong chánh
pháp. Đó là tâm từ pha lẫn với lòng ích kỷ. Chúng ta đòi hỏi, mong đợi một
sự đáp trả, mà lại gọi đó là từ bi. Sự “chán đời” thông thường của chúng ta
cũng thế, “Ôi, tôi thật chán ngán tất cả, tôi muốn trốn khỏi nơi này!” Đó chỉ
là tâm uế nhiễm nặng nề. Đó không phải là sự nhàm chán hay xả bỏ; chỉ là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.