KINH VÔ LƯỢNG THỌ - ÂM HÁN VIỆT & CHỮ HÁN
743
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
đã giải thích, ‘tọa thiền’ không phải là ngồi xếp bằng quay mặt vào vách tường; ngồi
x
ếp bằng quay mặt vào vách tường cũng chỉ là một phương pháp tu Thiền Định.”⁂
Trong bài t
ựa Phạm Võng Bồ-tát Giới, có dạy rằng:
“Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy.
M
ạng người vô thường, mau hơn nước dốc
Ngày nay dù còn, khó b
ảo đảm ngày mai”.
“Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn, chớ biếng nhác trễ lười,
phóng túng ng
ủ nghỉ; ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham thiền, chớ để
th
ời gian luống qua vô ích mà sau này phải ăn năn…”.
Nhưng phàm muốn làm việc gì cho được lợi ích, chúng ta cần phải “biết làm”.
Vi
ệc ở đây muốn y chỉ lời dạy nhiếp tâm niệm Phật tham thiền. Lẽ tất nhiên, chúng
ta ph
ải biết làm sao để nhiếp tâm niệm Phật tham thiền cho trúng cách, đúng phương
pháp, t
ức là biết cách tọa thiền niệm Phật.
V
ậy trước khi học, về phần thực hành, chúng ta nên hiểu sơ qua về mục đích
c
ủa phương pháp tọa thiền.
A. M
ục đích của phương pháp tọa thiền
T
ọa thiền là một phương pháp rất thông dụng, chẳng những trong đạo Phật mà
ở ngoại đạo cũng vẫn có từ xưa.
T
ọa thiền tức là ngồi để tham cứu một vấn đề gì. Thế nên, tọa thiền không phải
là m
ột phương pháp chứng quả thành đạo, mà là một trong vô lượng phương tiện giúp
cho thân được an, để cho tâm không loạn và được chánh niệm chánh quán. Ngo
ại
đạo chỉ chú trọng nơi thân mà không để ý đến tâm, trong khi thật ra, tâm mới
là ph
ần chánh, đáng chú trọng hơn cả.
Chú thích:
“Tham cứu” là không dùng tâm ý thức (thức thứ 6), còn “Nghiên cứu”
là dùng tâm ý th
ức. Cho nên, tham cứu là lìa vọng tâm.⁂
B. Phương pháp tọa thiền
Ph
ần này chia làm ba:
1. Điều thân:
Thân lúc nào cũng làm duyên trợ cho tâm. Thế nên, nếu thân có những
c
ử động thô thiển, khí lực sôi nổi, và lẽ tất nhiên tâm ý sẽ phù động, do đó khó
mà nh
ập định được. Cho nên, trước khi tọa thiền, cần phải điều hòa thân. Vậy phải
điều hòa thân bằng cách nào?