PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TINH GỌN - Trang 39

Ồ, cũng không hẳn. Nhưng chúng ta dễ hình thành rất nhiều thiên kiến nhận
thức (cognitive bias): não bộ tạo những lối tắt ngăn cản ta nhìn ra chân
tướng của thế giới này.

Ta thường hành xử như thể mình luôn đúng, ta lý giải những dấu hiệu trung
lập hay mơ hồ theo hướng chúng ủng hộ điều ta tin hơn là thách thức nó.
Điều này được gọi là thiên kiến xác nhận (confirmation bias), chính nó chịu
trách nhiệm cho phần lớn thất bại kinh doanh.

Thiên kiến xác nhận là xu hướng bản năng của con người, nó khiến ta chú ý
hơn đến những thông tin giúp xác nhận điều mình tin.* Chúng ta thiên về
hướng bỏ qua hay hạ thấp vai trò của những sự thật đối nghịch với điều ta
tin, hay lý giải thông tin chủ quan theo cách ủng hộ điều ta muốn tin.

Chúng ta làm thế không phải vì có ý xấu hay tự cao; mà đó là thiên hướng
của não bộ. Không may, điều này lại dẫn ta đến việc tự hủy hoại chính mình:
phớt lờ những người mà phản hồi của họ đối nghịch với một trong những
giả định chính của chúng ta, bỏ qua họ hoặc coi họ như gã khách hàng ngớ
ngẩn vì không hiểu hay coi trọng sản phẩm của ta.

Vượt qua những thiên kiến nhận thức rất khó. Nhưng có một việc hữu ích đó
là cứ thế viết ra mọi thứ. Bằng cách khách quan ghi lại những giả định của
mình, cũng như các thông tin ta nhận được từ khách hàng, chúng ta sẽ dễ
nhìn ra sự bất đồng hơn và lưu ý khi có dấu hiệu cho thấy mình đã sai.

*

http://en.wikipedia.org/wiki/ Confirmation_bias

Năm 2009, tôi khá may mắn khi được tham gia vào một công ty khởi nghiệp
có tên KISSmetrics mà Eric Ries được mời làm cố vấn. KISSmetrics từng
không thành công với hai phiên bản trước của một sản phẩm phân tích web.
Với cả hai sản phẩm, công ty đều đã dành nhiều tháng phát triển, để rồi tung
ra thị trường và nhận ra rằng sản phẩm của họ không xử lý vấn đề mà khách
hàng cần xử lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.