NGƯỜI NỔI TIẾNG CŨNG PHẢI VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG
CUỘC SỐNG
Nhiều bài thánh ca được viết ra trong hoàn cảnh khó khăn. Hầu hết các lá
thư truyền đạo được viết trong những nhà tù. Hầu hết những tư tưởng vĩ đại
của các nhà tư tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại đã phải thử thách qua dầu sôi
lửa bỏng. Bunyan đã viết tác phẩm Pilgrim’s Progress trong xà lim. Dù ốm
đến nỗi không thể rời giường bệnh, nhưng Florence Nightingale, người khởi
xướng những cách điều dưỡng hiện đại, vẫn đề xuất ý tưởng cải tổ lại các
bệnh viện ở nước Anh. Bị tê liệt nửa người và bị chứng ngập máu đe doạ,
nhưng nhà khoa học Pasteur đã đấu tranh không mệt mỏi với bệnh tật. Còn
sử gia người Mỹ Francis Parkman gần như cả đời phải chịu cảnh đau đớn
đến nỗi ông không thể làm việc nhiều quá năm phút một lần. Thị lực của
ông tệ đến nỗi ông chỉ có thể nguệch ngoạch vài chữ khổng lồ trên bản
thảo, nhưng ông đã viết 20 cuốn sách nổi tiếng về lịch sử.
Chôn cất một người dưới lớp tuyết của thung lũng Forge, chúng ta đã có
George Washington. Nuôi dưỡng một người trong cảnh nghèo khổ tuyệt
vọng, chúng ta có một Abraham Lincoln. Đánh ngã một người bị liệt từ
nhỏ, người đó vẫn trở thành Franklin D. Roosevelt. Bỏng nặng đến nỗi
nhiều bác sĩ nói rằng không bao giờ có thể đi trở lại được, nhưng chúng ta
vẫn có một Glenn Cunningham − vận động viên đạt kỷ lục điền kinh thế
giới ở đường chạy một dặm năm 1934. Những người da đen sinh ra trong
một xã hội phân biệt chủng tộc vẫn trở thành những Booker T. Washington,
Marian Anderson, George Washington Carver hay Martin Luther King, Jr..
Mọi người gọi ông là một người chậm tiếp thu, một người bỏ đi không thể
giáo dục, nhưng ông lại là Albert Einstein.
Ca sỹ nhạc đồng quê Dolly Parton đã nói: “Nếu bạn muốn nhìn thấy cầu
vồng, hãy dầm mình trong mưa”.
VẤN ĐỀ CỦA TÔI KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ CỦA TÔI