đáng mấy, chỉ có hơn hai trăm đồng. Lúc đó thấy người qua lại trên phố
đông hẳn lên, nhìn đồng hồ thì đã đến giờ tan ca, tay xách hộp đựng giày,
hấp tấp ra chỗ để xe, song cảm thấy sao mình lại nhận đôi giày da này, đã
làm một việc chẳng thích thú gì. Vẫn đang cười , thì chợt xao xuyến trong
lòng, liền đi vào buồng điện thoại, bấm số điện thoại gia đình Cảnh Tuyết
Ấm.
Một giọng đàn ông vang lên trong ống nghe, hỏi thẳng:
- Ai đấy? Ai đấy?
Trang Chi Điệp biết đó là chồng của Cảnh Tuyết Ấm, liền bỏ ống nghe
xuống kêu lạch cạch. Lại gọi đến đơn vị Cảnh Tuyết Ấm. Hỏi ra mới biết.
Cảnh Tuyết Ấm đã đi phép thăm bố mẹ đẻ chưa về, liền vỗ vỗ vào hộp
giấy, hậm hực ra khỏi buồng điện thoại, ngán ngẩm ra bảng dán báo bên
cạnh xem báo. Một thanh niên nhoáng một cái đã sà đến gần, khe khẽ nói:
- Có mua kính không? – rồi phanh áo ra, một chiếc kính gọng cứng
hình tròn treo ở may ô trước ngực – chẳng giấu gì ông anh, kính này thằng
em thó được, kính đá thật đấy, trong cửa hàng để giá tám trăm đồng, thằng
em cần tiền tiêu, sốt ruột đem bán đi. Ông anh cho ba trăm đồng nhá, rẻ
thôi mà.
Trang Chi Điệp ngẩng mặt nhìn trời, mặt trời trắng loá, cười tít mắt lại,
móc trong người lấy ra, không phải tiền mà là tấm danh thiếp, nói:
- Chú em, chẳng giấu gì chú em, anh đây cũng là dân buôn bán, ta kết
bạn nhé. Đây là cạc vi sít của anh.
Chàng trai nhận danh thiếp xem, rồi quì sụp xuống chào, rồi bảo:
- Thì ra là Trang Chi Điệp, thật là vinh hạnh! Em đã nghe ông nói
chuyện một lần, nhưng ông đã béo ra, bụng phệ, em không nhận ra nữa.
Trang Chi Điệp nói:
- Cậu cũng thích sáng tác sao?
Chàng trai đáp:
- Từ hồi còn bé đã ao ước làm nhà văn. Năm ngoái, báo thành phố đã
đăng báo của em một bài thơ ngắn.
Trang Chi Điệp nói:
- Tây Kinh ghê gớm quá, trên trời có một hòn đá rơi xuống, đập chết