60s theo Afred Meyer có thể chia thành ba xu hướng:
1. Phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa xã hội dân chủ chỉ ra một xã hội
đa nguyên, hợp tác, dân chủ xây dựng trên cơ sở một nền văn hóa công dân
của khoan dung tương trợ.
2. Cơ sở đa nguyên xã hội của một trật tự chính trị nhấn mạnh đến ghệ
thống phối trí, truyền thông được cấu trúc - một nền chính trị trong khuôn
khổ bàn giấy.
3. Một chủ nghĩa chuyên chính toàn diện phát sinh từ hậu quả của hiện
đại hóa và khủng hoảng về trật tự chính trị.
Những khác biệt giữa các lý luận hội tụ và những vấn đề nan giải của sự
hội tụ xã hội phát xuất từ nhiều nguyên nhân:
- Đối lập giữa tổ chức nhà nước toàn diện và quyền lực của nhân dân
cũng như tự do tư tưởng của con người.
- Khác biệt giữa những xã hội công nghiệp: theo Raymond Aron, công
nghiệp chỉ là một phương tiện chứ không phải cứu cánh và bản chất của
một xã hội nằm trong mục tiêu thực hiện, chẳng hạn xã hội Liên xô đối
nghịch với xã hội Mỹ vì Liên xô quản lý sản xuất nhằm duy trì hay gia tăng
quyền lực trong khi xã hội Mỹ nhằm mục tiêu cung ứng sự thịnh vượng cho
dân chúng.
Những nghiên cứu chính trị, xã hội về hai mô hình xã hội Liên xô và Mỹ
vẫn chỉ ra những khác biệt sâu sắc về phương thức quản lý xã hội, hệ thống
chính trị, xung đột ý thức hệ, quan niệm về dân chủ, về xã hội hóa, tập
trung hóa, kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch.
Trong số những nhà lý luận thiên hướng hội tụ, ở Đông Âu sau thời đại
Stalin, như Lukács cũng nhận ra từ vận động văn học: “một viễn tượng mới
về sự sống chung hòa bình giữa các nước đem lại một khung cảnh rộng rãi
trong nền văn học tư sản hiện thực và phê phán. Lưỡng luận thực trong thời
đại chúng ta không phải là sự đối lập giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội, nhưng là sự đối lập của chiến tranh và hòa bình.”
Lý luận hội tụ trên bình diện tư tưởng còn có thể gọi là lý luận phát triển
trên bình diện kinh té chính trị vì những mục tiêu:
- Nghiên cứu dài hạn về sự tăng trưởng kinh tế.