- Nghiên cứu sự đối nghịch giữa những nước giàu và nghèo.
- Đối chiếu tổ chức xã hội kinh tế giữa khối Xô viết và các nước Tây Âu.
Những khác biệt chỉ thực sự biến đi khi nhân loại tiến tới một hệ thống
chính trị và xã hội phổ biến (mô thức xã hội công nghiệp và hậu công
nghiệp không phải là hệ thống chính trị xã hội phổ biến - tuy về mặt lịch
sử, nó là một mẫu xã hội phổ biến xuất hiện trong lịch sử mở ra một kỷ
nguyên mới với những nhân tố chung như cộng nghiệp hóa, đô thị hóa,
giáo dục phổ biến, phát triển giáo dục cao cấp...) Chỉ có thế biến đổi mới
thực hiện được sự tiến tới một hệ thống phổ biến như vậy.
Biến đổi đã thực sự xảy ra vào cuối-thế-kỷ tuần tự diễn ra như sau:
Ở Ba lan, kể từ tháng Hai đến tháng Tư năm 1989, phong trào Đoàn kết
sau nhiều cuộc đấu tranh cam go chí tử với bạo quyền do sự quyết tâm
trong nước và hậu thuẫn bên ngoài đã tồn tại và đi đến thắng lợi khi đã bắt
đầu được những tranh luận ngang bằng với chế độ cộng sản và dẫn đến
những thỏa hiệp tổ chức bầu cử tự do.
Ngày 4 tháng Sáu năm 1989, phong trào Đoàn kết toàn thắng trong cuộc
bầu cử Nghị viện.
Ngày 24 tháng Tám năm 1989, Tadeusz Mazowiecki đại biểu của phong
trào Đoàn kết được bầu làm Thủ tướng và thành lập Nội các trong đó chỉ có
bốn thành viên là đảng viên cộng sản.
Tháng 12 năm 1990, Lech Walesa được bầu làm Tổng thống.
Ở Hungari, vào ngày 19 tháng Chín năm 1989, đảng cộng sản cầm quyền
và đối lập thỏa thuận về những tu chính hiến pháp, tạo ra một hệ thống đa
đảng và kết cuộc là tổ chức được bầu cử tự do vào năm 1990.
Từ ngày 25 tháng Ba đến ngày 8 tháng Tư năm 1990, những cuộc bầu cử
và chạy đua vào Nghị viện kết quả dẫn đến thắng lợi cho Mặt trận Dân chủ
thống nhất.
Ngày 24 tháng Năm 1990, Josef Antall của Mặt trận Dân chủ thống nhất
nhậm chức Thủ tướng.
Ngày 28 tháng Chín 1990, Hungari và Liên xô thỏa ước về việc rút những
đạo quân Xô viết đồn trú tại Hung.
Ở Đông Đức, trong hai tháng tám và Chín năm 1989, làn sóng người di