PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 37

Trong khi đọc Hegel, Lenin đã thu tập được một số nhận thức về Marx tuy
không để lại một khoa Luận lý, nhưng đã để lại Luận lý về Tư bản/những
tác phẩm có tính duy tâm nhất lại chứa ít chủ nghĩa duy tâm mà chứa chủ
nghĩa duy vật nhất/phê phán Plekhanov (người thày duy vật của Lenin)
hoàn toàn là con số không về tư tưởng biện chứng.
Những tranh luận hiện đại về tập Bút ký triết học, mối quan hệ giữa Lenin
và Hegel diễn ra hai chiều hướng đối nghịch vì nó mang tính cách quyết
định về quan điểm triết lý (nói như Irving Fetscher: Hãy nói cho tôi biết
bạn xác định mối quan hệ giữa Marx và Hegel như thế nào, tôi sẽ nói cho
bạn biết bạn đã chọn loại chủ nghĩa Mác nào):
Quan điểm của Louis Althusser: Khởi từ "đoạn tuyệt tri thức" trong tiến
trình tư tưởng của Marx, Althusser khẳng quyết sự khác biệt giữa Marx và
Hegel, nói khác đi, phương pháp biện chứng của Marx khác biệt với
phương pháp biện chứng của Hegel. Tuy nhiên, Althusser không thể phủ
nhận một điều là sau khi chối bỏ ảnh hưởng của Hegel, Marx vẫn chịu một
mối nợ quan trọng với Hegel vì ông là người đầu tiên nhận thức lịch sử như
một quá trình không chủ thể.
Trước hết, Althusser chỉ ra một điều trong Lenin và triết học, bài diễn
thuyết trước Hội Triết học Pháp vào năm 1968, lý do Lenin đọc Hegel vì
Hegel là người quán triệt toàn bộ lịch sử triết học nên đọc Hegel là một
phần trong thực tiễn triết lý của Lenin.
Trong tác phẩm tập thể Lire le Capital viết chung với J. Rancière, P.
Macherey, E. Balibar và R. Establet, Althusser xác định cách đọc mà ông
gọi là hội chứng những tác phẩm của Marx và của chủ nghĩa Mác, nhưng
đọc Lenin chỉ khả hữu với điều kiện đề xuất từ những bản văn này vấn đề
lý luận mà những bản văn chỉ ra giải đáp tích cực.
Trong một tiểu luận đặt vấn đề Lenin đối với Hegel, Althusser cho rằng
Lenin đã đọc Hegel trên quan điểm duy vật biện chứng đó là lý do Lenin đã
đọc một cách nhiệt tình chương viết về Ý Tưởng Tuyệt Đối trong bộ lôgic
của Hegel vì hai căn cứ (một, chủ thể phải bị phủ định ngay từ khi đặt để,
hai, Ý Tưởng Tuyệt Đối đơn giản chỉ là phương pháp tuyệt đối) và Lenin
đã đề ra luận điểm: chỉ có một sự việc tuyệt đối trong thế giới, đó là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.