PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 39

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 3
Đọc Lênin

Triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp là ba
nguồn gốc của chủ nghĩa Mác. Điều này phù hợp với tiến trình sinh hoạt
của Marx, xuất thân từ môi trường đại học Đức, quá trình hoạt động chính
trị tại Pháp và Bỉ, và sau cùng là giai đoạn học hỏi kinh tế chính trị học khi
Marx cư ngụ tại Luân Đôn từ năm 1849. Tuy nhiên việc phân chia ba bộ
phận cấu thành chủ nghĩa Mác như Lenin và một số người Mác-xít khác đã
làm là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, chỉ có
tính cách tiện lợi về mặt phổ thông tuyên truyền và không có giá trị về mặt
học thuyết.

Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Marx sẽ chỉ ra sự tổng hợp giữa các
mặt lý luận. Mặt khác, Marx cũng không giải quyết những vấn đề triết học
về vật chất, tinh thần v. v. . . như Engels sau này trong tác phẩm viết dở
dang Phép Biện Chứng Của Tự Nhiên hay Lenin trong Chủ Nghĩa Duy Vật
và Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm Phê Phán. Từ luận án triết học cho đến những
bản viết về sau, ông bận tâm với những vấn đề phê phán, ông khẳng định
"phê phán trời phải biến thành phê phán trần gian, phê phán tôn giáo biến
thành phê phán pháp luật, phê phán thần học biến thành phê phán chính
trị," trong những tác phẩm viết chung với Engels như "Hệ tư tưởng Đức"
"Gia đình thần thánh," họ đối phó với những vấn đề của nhóm Hegel
khuynh tả như Feuerbach, Bruno Bauer, Max Stirner.

Phần lớn quãng đời còn lại của Marx tập trung vào việc hoàn tất tác phẩm
Tư Bản như Marx viết trả lời một người bạn: "Trong khi tôi còn khả năng
làm việc, tôi phải dành tất cả thời giờ để hoàn tất tác phẩm của tôi, tôi phải
hy sinh sức khoẻ, hạnh phúc sống và gia đình của tôi cho điều đó. " Cũng
không thể đơn giản phân biệt những vấn đề triết lý với những vấn đề kinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.