Marx gọi tỷ suất thặng dư:
giá trị thặng dư giá trị thặng dư
m/v = ------------------ = --------------------
tư bản lưu động giá trị sức lao động
lao động thặng dư phần không được trả lương
= -------------------- = ----------------------
lao động cần thiết phần trả cho người lao động
Những tỷ lệ này biểu hiện cùng một quan hệ dưới những hình thái khác
nhau. Tỷ suất trên còn được gọi là tỷ suất bóc lột "biểu hiện chính xác mức
độ bóc lột sức lao động bởi tư bản hay bóc lột người lao động bởi nhà tư
bản" (Das Kapital, Bd I). Marx phát hiện tỷ suất này là 100 %:
Tỷ suất giá trị thặng dư hay tỷ suất bóc lột này được tính bằng giờ lao
động sang tính toán bằng tiền qua thí dụ:
6 giờ lao động thặng dư
m/v = --------------------------
6 giờ lao động cần thiết
giá trị thặng dư là 3 shillings
= -----------------------------------
tư bản lưu động là 3 shillings
= 100%
Marx đưa ra công thức về khối lượng giá trị thặng dư:
M = (m/v) x V
trong đó m : giá trị thặng dư tính theo lao động cá nhân
v : sức lao động cá nhân
V : tổng thể tư bản lưu động
còn được tính theo công thức:
M = p x (a /a x n)
trong đó p : sức lao động trung bình
a : lao động thặng dư