a : lao động cần thiết
n : số lượng lao động sử dụng
Marx khẳng định trong sản xuất tư bản chủ nghĩa "sản xuất ra giá trị thặng
dư hay tạo ra lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này"
(Produktion von Mehrwert oder Plusmacherei ist das absolute Gesetz dieser
Produktionsweise).
Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng tỷ số của giá trị thặng dư với toàn thể tư
bản sử dụng:
r = m/(c + v).
Khi phát hiện ra quan hệ bóc lột và lợi nhuận trong quá trình sản xuất tư
bản chủ nghĩa, Marx phải giả định :
- Hàng hóa trao đổi theo giá trị lao động
- Tỷ số c/v phải bằng nhau trong mọi khu vực sản xuất.
Marx hiểu rằng trên thực tế, hàng hóa có thể bán theo giá cả không tương
ứng với giá trị của nó, song ông lý luận giá trị thặng dư cũng như việc
chuyển hóa từ tiền qua tư bản không tùy thuộc vào việc hàng hóa bán trên
hay dưới giá trị của chúng:
"Việc chuyển hóa từ tiền qua tư bản phải được giải thích trên cơ sở những
quy luật điều hòa sự trao đổi hàng hóa, theo một cách nào đó mà khởi điểm
là sự trao đổi ngang giá".
Trong lý luận lao động về giá trị của Marx, phát hiện ra lợi nhuận phải
dựa trên cơ sở lao động là bản chất của giá trị. Có quan niệm như vậy,
Marx mới chỉ ra được mối quan hệ giữa lao động và tư bản, giữa công nhân
và nhà tư bản, mối quan hệ chủ yếu trong sản xuất và lưu thông TBCN là
mối quan hệ bóc lột, trong đó lợi nhuận không phải xuất phát từ giá cả tự
nhiên, nhưng bắt nguồn từ sự bóc lột lao động. Tuy nhiên những tiền đề
nêu trên cho thấy Marx chỉ có thể giải thích vận động sản xuất TBCN trên
bìnhdiện lý luận.
Phát hiện thứ ba trong lý luận kinh tế của Marx là tích lũy tư bản. sản xuất
tư bản chủ nghĩa theo Marx gồm có ba nhân tố:
1. tách biệt tư bản với lao động