bóc lột trong vận động kinh tế tư bản chủ nghĩa xây dựng trên cơ sở lý luận
giá trị. Tuy nhiên, Marx vẫn kế thừa lý luận kinh tế của Ricardo về giá trị
khi chú trọng đến tính hai mặt của lao động và hai hình thá6i của giá trị. Có
sự khác biệt trong những khái niệm của Ricardo và Marx: Ricardo phân
biệt tư bản nhất định và tư bản lưu thông, biểu hiện lượng thời gian trong
quá trình sản xuất trong khi Marx phân biệt tư bản cố định (nguyên liệu,
máy móc) với tư bản lưu động (tiền lương) biểu hiện rõ rệt sự đối lập giữa
nhà tư bản với người lao động và Marx gọi tỷ số của tư bản cố định với tư
bản lao động (c/v) là cấu trúc cơ hữu của tư bản. Quan niệm cơ bản Marx
nhấn mạnh đến là người lao động không bán lao động, nhưng bán sức lao
động (Arbeitskraft); điểm khác biệt nữa với Ricardo ở chỗ lao động không
phải chỉ là mức đo lường giá trị, còn là nguồn gốc của giá trị (sự phân biệt
này quan trọng ở chỗ khi quan niệm mọi vật trong kinh tế tư bản chủ nghĩa
đều là hàng hóa, thậm chí sức lao động mang tính cách giá trị trao đổi cũng
là hàng hóa, điều đó còn có nghĩa, người lao động không là gì khác hơn
một hàng hóa trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa: "Điều biểu thị cho
thời đại tư bản chủ nghĩa là sức lao động đòi hỏi người lao động cũng mang
hình thái một hàng hóa"). Điều này chỉ ra một cách rõ ràng:
- Marx sử dụng một khái niệm trừu tượng là sức lao động để giải thích vận
động trao đổi hàng hóa trong lưu thông tư bản chủ nghĩa: vận động trao đổi
không thể dựa trên giá trị sử dụng của mỗi vật, mà dựa trên giá trị trao đổi
(vì mọi hàng hóa có một phẩm tính: sản vật của lao động và lao động này là
lao động trừu tượng); giá trị trao đổi của một hàng hóa xác định bằng số
lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất.
- Khác với những chế độ sản xuất trước như chế độ sở hữu nô lệ hay
phong kiến, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, người lao động làm việc được
trả lương nên ngoài mặt (hiện tượng) có tự do, bán sức lao động cho người
sở hữu tư liệu sản xuất, song thật sự (từ bản chất) ngoài phần giá trị trả cho
người lao động để tồn tại, có một phần giá trị không được trả, Marx gọi là
giá trị thặng dư (Mehrwert).
Như vậy, một sản vật bao gồm ba yếu tố; tư bản cố định, tư bản lưu động
và giá trị thặng dư (c, v và m).