PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 58

hai,1873).

Những phạm trù kinh tế có tính đối lập hai mặt: một lý luận lao động về
giá trị (Arbeitswertlehre) chia ra giá trị sử dụng và giá trị trao đổi; tư bản cố
định và tư bản lưu động; thời gian lao động gồm thời gian lao động cần
thiết và thời gian lao động thặng dư; lao động cụ thể và lao động trừu
tượng.

Một viễn quan mácxít về toàn bộ xã hội dưới dạng một quá trình gồm
những quan hệ, ở đây là những quan hệ sản xuất trên cơ sở kinh tế như một
khán trường không có chủ thể (những quan hệ sản xuất ở đây không phải là
những quan hệ nhân tính).
Tuy hai xu hướng dẫn trên nhấn mạnh đến tính chính trị trong lý luận kinh
tế của Marx song có khác biệt ở chỗ một đằng nhấn mạnh đến tác nhân
chính trị là vận động của giai cấp công nhân, một đằng đề ra những cấu trúc
tất định trong một toàn bộ phức hợp; một đằng chỉ ra sự liên tục giữa
những tác phẩm kinh tế thời trẻ gắn liền với toàn bộ Tư bản, một đằng khởi
từ viễn quan lịch sử, ở đó kinh tế là một quá trình những quan hệ phi chủ
thể.

Bộ Tư bản gồm ba quyển: quyển I nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản
(xuất bản năm 1867), quyển II bàn về lưu thông tư bản (Engels xuất bản
năm 1885) và quyển III lý luận về tiến hóa của chế độ tư bản chủ nghĩa
(Engels xuất bản năm 1894). Quả thật Marx đã tập trung phần đời còn lại
của ông để nghiên cứu một vấn đề: cơ chế vận động của chủ nghĩa tư bản
trong mấy ngàn trang sách, với tiểu đề phê phán khoa kinh tế chính trị học,
cho nên tác phẩm của ông chứa đựng vô số những trích dẫn từ những tác
phẩm kinh tế chính trị học khác trong chiều hướng phê phán. Phương pháp
như Marx đã chỉ ra là phương pháp biện chứng, trang bị một vũ khí nhận
thức luận mới mẻ để khai phá vấn đề tư bản.
Tính biện chứng của bộ Tư bản có thể biểu hiện qua:
Phân biệt bản chất với hiện tượng: đối tượng kinh tế xét về mặt động,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.