a. Mỗi phạm trù và quan hệ tương ứng với bản chất của đấu tranh giai cấp.
b. Những phương thức chiến lược chính trị của giai cấp công nhân.
H. Cleaver cho rằng mục tiêu nguyên thuỷ của Marx khi viết bộ Tư bản là
nhằm tạo ra một vũ khí trao vào tay giai cấp công nhân, cho nên ông đã đưa
ra một phân tích tỉ mỉ về những động lực cơ bản của cuộc đấu tranh giữa
giai cấp công nhân với tư bản.
Chiều hướng đọc Tư bản về mặt chính trị còn là một phản ứng chống lại
chủ nghĩa Lênin, như lời Tựa của báo cáo State Capitalism and World
Revolution trong Đại hội Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa năm 1950:
"Những kết luận chính trị của phê phán kinh tế này có thể tóm lược vào
việc phủ nhận toàn diện lý luận và thực tiễn của lý luận về Đảng tiền phong
của Lênin trong thời đại chúng ta".
Không phải chỉ riêng nhóm mácxít Ý và H. Cleaver, cả nhóm cấu trúc
luận mácxít của Althusser cũng nhấn mạnh đến tính cách chính trị trong
việc nghiên cứu lý luận Tư bản. Điều này chỉ ra rằng :
- Tư bản là một tác phẩm kinh tế chính trị học có giá trị hạn chế về mặt
kinh tế, không còn thích hợp với sự phát triển của xã hội và khoa kinh tế
học.
- Tư bản là một vũ khí tư tưởng trong cuộc đấu tranh của người cộng sản,
có tác dụng về mặt chính trị vì tính cách hệ thống hóa phân tích và phê
phán chủ nghĩa tư bản và xã hội tư bản chủ nghĩa.
Hai luận điểm vừa nêu có thể bênh vực giá trị và sự tồn tại của Tư bản vì
một lý giải kinh tế về lịch sử (ở chủ nghĩa Mác gắn liền với chủ nghĩa duy
vật lịch sử) không hẳn là một lý luận kinh tế. Nhóm cấu trúc luận Althusser
cũng đồng ý với điều này khi quan niệm Tư bản mở ra một con đường mới
triệt để trong "bản chất sai biệt về đối tượng của nó" (nature différentielle
de son objet). Họ quan niệm: Marx đã đưa ra một lý luận kinh tế mới/một
đoạn tuyệt tri thức với những tác phẩm thời trẻ cũng như những lý luận
kinh tế cổ điển – lý luận kinh tế mới xây dựng trên cơ sở nào?
Phép biện chứng như Marx xác định "một phương pháp về mặt bản chất
có tính cách phê phán và cách mạng" (Bạt Das Kapital lần xuất bản thứ