PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 55

lực Đảng, và mục tiêu ý thức hệ của người cộng sản này tránh né đề cập
đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là
những đồng dạng của hai hệ thống về tính cách đàn áp của nhà nước và đấu
tranh của giai cấp công nhân. Những lãnh tụ cộng sản còn biến việc giải
thích Marx thành một vũ khí chống lại giai cấp công nhân.
Một xu hướng Cleaver mệnh danh là "chủ nghĩa Keynes cộng sản" ở Liên
Xô và các nước Cộng sản Đông Âu cũng như một số nhà kinh tế mác-xít
phương tây như Kalecki, Joan Robinson, Paul Sweezy và Paul Baran đã
đưa lý luận phát triển kinh tế của Keynes với những phương thức "tích luỹ
tư bản", tăng lương như một động lực thúc đẩy kinh tế ứng dụng vào việc
điều hành quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, thậm chí còn có người loại bỏ
lý luận lao động về giá trị của Marx.
2. Truyền thống đọc Marx như một triết gia cũng lâu đời như coi Marx là
một nhà kinh tế học, nhất là trào lưu làm sống lại việc nghiên cứu Marx vào
những thập niên 60 và 70. Một xu hướng "chính thống" của những người
Macxít cộng sản dựa trên "chủ nghĩa duy vật biện chứng" cũng bắt nguồn
từ Engels với nhóm cấu trúc luận Althusser đã "đọc bộ Tư bản" theo chiều
hướng lý giải câu nói của Marx trong bài Tựa lần xuất bản thứ hai là "biện
chứng của Hegel đứng bằng đầu" và "phải đảo ngược lại nếu người ta
muốn khám phá hạt nhân hợp lý trong cái vỏ huyền bí như thể biện chứng
Hegel là một phương pháp (hạt nhân hợp lý) cần phải tách bỏ cái vỏ huyền
bí (tức chủ nghĩa duy tâm Hegel) để áp dụng vào khuôn khổ của chủ nghĩa
duy vật hình thành ra "chủ nghĩa duy vật biện chứng". Cleaver chỉ ra sự sai
lầm của Engels và những môn đệ là đã tách rời biện chứng khỏi tư bản
trong lý luận của Marx như vậy đã chối bỏ khả năng của giai cấp công nhân
trong việc phá huỷ chủ nghĩa duy tâm tư bản. Một xu hướng khác của chủ
nghĩa Mác phương tây với trường phái Frankfurt cũng chỉ dẫn đến phê
phán hệ tư tưởng và coi nhẹ sự trưởng thành và phát triển quyền lực của
giai cấp công nhân .
3. Chiều hướng đọc Tư bản về mặt chính trị khởi từ nhận thức về những
hạn chế của hai khuynh hướng trên, nhằm đưa ra một phân tích chiến lược
về mô thức phát triển quyền lực của giai cấp công nhân theo H. Cleaver là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.