biến đổi và hoạt động kinh tế của con người không phải dựa trên tiền lương
nhưng chủ yếu là lao động.
Tính đối lập giữa toàn thể và cục bộ: trong quyển II đã chỉ ra vận động
của tư bản xã hội gồm toàn bộ nhửng vận động của các bộ phận, cho nên
phải nhìn ra mỗi thành phần riêng biệt quan hệ của toàn thể như lợi nhuận
của nhà tư bản tỷ lệ với phần đóng góp của toàn bộ tư bản xã hội, không
phải chỉ dựa trên cấu trúc cơ hữu của tư bản trong chuyên ngành sản xuất
của ông ta.
Tính đối lập giữa cụ thể và trừu tượng: Marx xác định "cái cụ thể là cụ
thể vì nó là kết tụ của nhiều tất định, nghĩa là sự thống nhất những mặt
khác biệt", khi phát hiện ra tính hai mặt của lao động - "cái bản lề mà khoa
kinh tế chính trị học xoay quanh" - chỉ có thể nghiên cứu mặt lao động trừu
tượng trong quá trình sản xuất tư bản để xác định được tại sao có thể trao
đổi hàng hoá ngang giá.
Quan hệ giữa ý thức và quá trình lịch sử: khác với Hegel quan niệm lý
tưởng là thế giới vật chất được phản ánh trong tinh thần con người diễn đạt
thành những hình thái của tư tưởng, lý luận tư bản của Marx phản ánh
những lợi ích của giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện từ sự quan sát
hoàn cảnh biến đổi của công nhân. Phép biện chứng là ý thức của công
nhân khi biết được thân phận của mình đối lập với xã hội tư sản, đã nhận
thức ra toàn thể chức năng của xã hội này và toàn bộ lịch sử quá khứ như
một quá trình của sự nổi dậy và giải quyết những mâu thuẫn.
Những quy luật kinh tế Marx phát hiện được giả định như "quy luật tự
nhiên" của lịch sử nghĩa là "không thể tránh được". Do đó khác với những
nhà kinh tế cổ điển, Marx đã chỉ ra sự biến đổi của vận động kinh tế tư bản
chủ nghĩa tự nơi quy luật huỷ thể củahuỷ thể để dẫn đến một nền kinh tế
cao hơn: kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Khác với những nhà kinh tế cổ điển, Marx phát hiện ra bản chất của sự