chủ nghĩa duy vật lịch sử:
"Quan niệm duy vật lịch sử khởi từ luận điểm cho rằng sản xuất và kế tiếp
sản xuất, là sự trao đổi những sản vật, là cơ sở của toàn thể cấu trúc xã hội,
và trong mọi xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, sự phân bố những sản vật và
cùng với nó, sự điều hợp xã hội thành những giai cấp hay những trật tự thì
phụ thuộc vào cái gì được sản xuất ra, phương thức sản xuất cũng như trao
đổi sản vật. Vì thế, không phải trong đầu óc con người, hay trong nhận thức
phát triển của chân lý và công bằng vĩnh cửu mà trong biến đổi của phương
thức sản xuất và trao đổi cần phải tìm hiểu nguyên nhân tột cùng của mọi
biến đổi xã hội và cách mạng chính trị, cần phải tìm kiếm những nguyên
nhân này không phải trong triết học , nhưng trong kinh tế học của mỗi thời
đại".
Về phần Marx, quan điểm của ông được chỉ ra trong Góp phần phê phán
kinh tế chính trị học:
"Những quan hệ sản xuất tương ứng với một giai đoạn đặc thù phát triển
những lực lượng sản xuất vật chất. Tổng thể những quan hệ sản xuất này
tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội - nền tảng thực trên đó nảy sinh ra
kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý cũng như những hình thái đặc thù
của ý thức xã hội. Phương thức sản xuất trong đời sống vật chất xác định
những quá trình đời sống xã hội, chính trị và tri thức nói chung.Không phải
ý thức con người quyết định sự hiện hữu của mình mà ngược lại, sự hiện
hữu xã hội quyết định ý thức con người".
Những đối lập cơ bản mang tính biện chứng là: cơ sở (Unterbau) và kiến
trúc thượng tầng (Oberbau); lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx và Engels đã xác định:
Một khoa học duy nhất: khoa học lịch sử.
Lịch sử có thể xét ở hai mặt và chia ra: lịch sử về tự nhiên, lịch sử về con
người (hỗ trợ lẫn nhau).
Quan điểm duy vật lịch sử được khẳng định rõ rệt về mặt triết học như
sau: "Đối lập với triết học Đức từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta đi