bình diện toàn thể, nơi Heidegger chỉ ra là bình diện hữu thể lịch sử, nói
theo ngôn ngữ mác xít là một lý giải lịch sử, có nghĩa là một chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là hai bộ phận
trong triết học mác xít thật ra chỉ được quan niệm trong thời đại Lênin và
Stalin nắm chính quyền, đề ra một thứ "triết học chính thống" của chủ
nghĩa Mác. Một quan niệm như vậy nhằm chỉ ra chủ nghĩa duy vật biện
chứng được áp dụng vào lĩnh vực sinh hoạt xã hội của con người. Sự phân
biệt đó gây ra những lưỡng luận:
- một đằng là nhận thức luận, một đằng là xã hội học.
- một đằng là khoa học, một đằng là triết học.
- một đằng là tri thức, một đằng là thực tiễn.
Marx không bận tâm với những lưỡng luận này. Trong sinh hoạt trí thức
của thời đại ông, các khoa học tập trung vào việc nghiên cứu con người qua
những hiện tượng sống, nói và lao động. Đó là phát triển của khoa ngữ học,
sinh học và kinh tế học. Cho nên khi tán dương Marx, Engels đã so sánh
Marx với Darwin: "Nếu như Darwin đã khám phá ra những quy luật phát
triển bản chất hữu cơ thì Marx cũng khám phá ra quy luật phát triển của
lịch sử loài người".
Trong tập sách nhỏ bàn về Sự vận động của chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng đến khoa học, Engels đề cao Marx đã phát hiện ra hai khám phá lớn:
quan niệm duy vật về lịch sử và sự khám phá ra bí mật cuả sản xuất tư bản
chủ nghĩa nhờ vào giá trị thặng dư.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử hay quan niệm duy vật về lịch sử như Engels
xác định là "quan điểm về tiến trình lịch sử, tìm kiếm nguyên nhân tận cùng
và quyền lực biến chuyển lớn lao của mọi biến cố lịch sử quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của xã hội, trong những biến chuyển về phương thức
sản xuất và trao đổi, trong sự phân chia xã hội thành những giai cấp phân
biệt và trong những cuộc đấu tranh giai cấp liên hệ".
Engels giải thích rõ ràng hơn trong tác phẩm dẫn trên, để chỉ ra cơ sở của