trình lịch sử nơi Marx cũng chỉ ra sự thống nhất giữa những giai đoạn của
tiến trình hình thành tư tưởng từ:
- giai đoạn 1 với Hệ tư tưởng Đức và Gia đình thần thánh
- giai đoạn 2 với Tuyên ngôn của đảng cộng sản
- qua giai đoạn 3 với Tư bản và Phê phán đề cương Gotha
Có nhìn thấy sự liên tục của tiến trình tư tưởng Marx mới nhận ra những
điểm tồn tại và những điểm lỗi thời của chủ nghĩa Mác, cũng như những
chiều hướng khác nhau của các trào lưu mác xít hiện đại. Những nhà triết
họa Đông Âu ở Ba Lan như Leszek Kolakowski, ở Nam Tư với nhóm
Praxis đã nỗ lực khai thác mặt nhân bản của chủ nghĩa Mác, và chính ở
phương diện này, quan điểm về lịch sử của Marx mang tính cách nhân bản
hơn hẳn như một triết gia phương Tây, M.Heidegger nhận định: Marx qua
kinh nghiệm về tha hóa của con người hiện đại đã nhận thức được chiều
hướng cơ bản của lịch sử, nên quan điểm lịch sử mác xít hơn hẳn mọi quan
điểm khác (Brief uber den Humanismus).
Heidegger nêu ra một điều trong đoạn kế tiếp mà ít người lưu ý: "Nhưng
kể cả Husserl - và đến nay như tôi thấy - lẫn Sartre đều không nhận ra sự
quan trọng chủ yếu của tính lịch sử trong Hữu thể cũng như cả hiện tượng
luận và chủ nghĩa hiện sinh không đi vào chiều hướng này, ngõ hầu trước
tiên có thể đối thoại hữu ích với chủ nghĩa Mác".
Thư luận về chủ nghĩa nhân bản được viết từ năm 1947, khi thế chiến thứ
hai vừa kết thúc, thế giới phân hóa rõ rệt thành hai khối, những khủng
hoảng trầm trọng của thời hậu chiến khiến con người hoang mang về thân
phận con người, vấn đề con người bị tha hóa trong một thế giới đổ vỡ được
đề ra. Những cuộc chiến cục bộ trong những thập niên kế tiếp đánh dấu
những tiến trình lịch sử như giải phóng dân tộc, kháng chiến giải thực,
chiến tranh ý thức hệ. Tình trạng căng thẳng giữa hai khối qua cuộc chiến
tranh lạnh thể hiện qua chủ nghĩa Mc Carthy ở Mỹ và chủ trương thách đố
"ai thắng ai? (kvo kto?) của cộng sản. Trong thời đại này, ba trào lưu tư
tưởng có ảnh hưởng sâu đậm trong giới trí thức phương Tây là hiện tượng