PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT - Trang 74

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 5

Lý luận tha hóa và tư bản là hai mặt của chủ nghĩa Mác, vừa đối lập lại vừa
thống nhất vì nó chỉ ra: một mặt, chủ nghĩa Mác mang tính nhân bản (như
một số học giả gọi là chủ nghĩa xã hội mang bộ mặt người - socialism with
a human face), mặt khác, nó lại mang tính khoa học (trong từ ngữ mác- xít,
đó là chủ nghĩa xã hội khoa học). Tuy nhiên, nếu toàn bộ học thuyết Mác
chỉ tập trung ở những lý luận này, Marx chỉ có thế giá của một triết gia
hoặc một kinh tế gia thuần túy của thế kỷ XIX, không mang hình ảnh của
một nhà lý luận tiền phong cách mạng đã khai sinh ra hệ tư tưởng cộng sản
nhằm biến đổi thế giới và xây dựng xã hội mới. Hệ tư tưởng ấy trở thành cơ
sở của một thực tiễn cách mạng dưới những dạng biến thái khác nhau hiện
đại. Cho nên lý luận về ý thức hệ là một mặt chủ yếu khác của chủ nghĩa
Mác, kết hợp tư tưởng Marx và Engels đồng thời chỉ ra sự đóng góp
chuyển hướng của Engels vào chủ nghĩa cộng sản thời kỳ sau Marx. Mặt
khác, hệ tư tưởng ấy còn là đầu mối của sự phân hóa thế giới hiện đại.

Trước hết, Marx đã đưa ra một học thuyết về lịch sử, nói như L.Althusser,
một khoa học lịch sử với tầm vóc quan trọng như những cuộc cách mạng tri
thức nhân loại cổ đại với Platon và Galilée. Cơ sở đó thường được gọi là
chủ nghĩa duy vật lịch sử.Lý giải vận động của lịch sử theo quan niệm duy
vật ở Marx đã liên hệ những vấn đề:
- Sự tha hóa của con người hiện đại.
- Tương quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất.
- Thực tại xã hội và ý thức.
- Quá trình tiến hóa của lịch sử.
- Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Những chức năng của nhà nước và quá trình thủ tiêu nhà nước.
- Cách mạng và sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản.
Tìm hiểu cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và những động lực của quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.