- Quá trình biện chứng của vận động tự nhiên và xã hội theo những quy
luật nội tại.
Chủ nghĩa duy vật đề ra một bức tranh xã hội trong đó:
- Quan niệm xã hội luôn luôn bao gồm hai thế lực đối lập: người tự do và
nô lệ, quí tộc và bình dân, lãnh chúa và nông nô, chủ phường và thợ, tư sản
và vô sản.
- Quan niệm xã hội theo năm hình thái sản xuất: phương thức sản xuất
châu Á, cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
Trong lời bạt của bộ Tư bản, Marx xác định quan điểm về "sự hình thành
kinh tế của xã hội là một quá trình của lịch sử tự nhiên". Cách mạng xã hội
diễn ra sự thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội.
Marx viết:"Ở một giai đoạn phát triển nhất định, những lực lượng sản xuất
vật chất trong xã hội đi đến chỗ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện
có - hay diễn tả về mặt pháp lý, đó là mâu thuẫn của những quan hệ sở hữu
chúng đã hoạt động trước đó".
Khi nghiên cứu vận động kinh tế của xã hội tư bản, Marx chỉ ra xã hội
này mâu thuẫn với sự phát triển của những lực lượng sản xuất.
Mặt khác, tiến bộ kỹ thuật dẫn đến sự phá hủy xã hội tư bản và chế độ tư
hữu.
Marx và Engels trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản đã chỉ ra nhiệm vụ
của giai cấp vô sản là chỉ tự mình giải phóng đồng thời giải phóng toàn bộ
xã hội. Tự do về mặt chính trị phải gắn bó khăng khít với giải phóng kinh
tế.
Quá trình vận động kinh tế - xã hội xác định chủ nghĩa xã hội là thành quả
tất yếu của những quy luật lịch sử và mang theo những đặc tính:
- Thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân về những tư liệu sản xuất.
- Từ nền kinh tế vô chính phủ dẫn đến một nền kinh tế có kế hoạch.
- Thủ tiêu sự phân chia giai cấp và đối kháng xã hội.
- Xóa bỏ nhà nước và những phân biệt về thành thị và nông thôn.
- Quyền lực chính trị thay thế bằng quản lý kinh tế.
Chủ nghĩa Mác sở dĩ có ưu thắng với những "chủ nghĩa xã hội không
tưởng" khác ở chỗ khám phá và đề cao tuyệt đối vai trò lịch sử của giai cấp