khác Napoléon dùng từ ngữ này để chế nhạo những nhà lập thuyết chống
đối lại đế chế chuyên chính của ông.Marx cũng sử dụng thuật ngữ này để
chỉ Feuerbach và những môn đệ Hegel khuynh tả như Bruno Bauer, Max
Stirner.Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx và Engels đã viết:
Chúng ta phải nghiên cứu khoa học về con người, bởi vì hầu như toàn bộ
hệ tư tưởng nhằm đưa ra một quan niệm bị xuyên tạc về lịch sử con người,
hoặc dẫn đến một sự trừu tượng toàn diện khởi từ quan niệm ấy. Chính ý
thức hệ là một mặt của lịch sử này.
Một khái niệm về ý thức hệ có thể bắt nguồn sâu xa từ trước chủ nghĩa
Mác, trong truyền thống triết học Platon phân biệt tư duy (doxa) với tri
thức thực (epistémè), trong những thuyết duy nghiệm với Bacon, Condillac
và Holbach khi quan niệm tư kiến (idola) xác định bởi môi trường xã hội.
Hans Barth trong tác phẩm Wahrheit und Ideologie đã chỉ ra "ý thức hệ như
vậy không những chỉ có một ý nghĩa lý luận, nhưng ngay từ khởi thủy đã
có một ý nghĩa thực tiễn, chính nó đã chuyên chở nền tảng của những khoa
học chính trị, đạo đức và giáo dục"(Die Ideologie besitz aber nicht nur eine
theoretische, sie hat von allem Anfang an eine praktische Bedeutung; denn
sie allein vermittelt die tragfahige Grundlage der politischen, moralischen
und padagogischen Wissenschaften).
Cho nên trong chủ nghĩa Mác, vấn đề ý thức hệ có hai mặt:
1.Ý thức hệ là toàn bộ thượng tầng kiến trúc, những mặt sinh hoạt về tư
tưởng, tuy nhiên con người không ý thức được mối quan hệ giữa tư tưởng
của con người với những điều kiện sống.Những nhà ý thức hệ đã đi vào con
đường sai lầm khi quan niệm những ảnh hưởng của luận lý và tri thức ảnh
hưởng quá trình vận động tinh thần mà không biết đến những động lực vật
chất điều khiển chúng.
2.Ý thức hệ bao gồm mọi hình thái ý thức xã hội quan hệ tới đời sống xã
hội; việc nghiên cứu ý thức hệ nhằm khai thác những xung đột và cấu trúc
xã hội đứng từ vị thế tri thức, phụ thuộc vào những hoàn cảnh xã hội xác
định chúng. Phê phán của Marx và Engels về những nhà ý thức hệ Đức
khởi từ chỗ, trong khi những nhà tư tưởng này cho rằng nhân loại bị chi
phối bởi những tư tưởng giả trá và sức mạnh của triết học là phát hiện và