không phải những giai cấp khác, dựa trên một tiền đề xã hội của Marx là ở
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xã hội phân hóa chỉ còn lại hai giai
cấp: tư sản (sở hữu tư liệu sản xuất) và vô sản (tức là những người lao động
được trả lương)? Trên thực tế, lý luận về giai cấp của Marx không thích
hợp với mọi hình thái phân chia giai tầng xã hội.Sự phân hóa giữa tư sản và
vô sản ngay trong những nước công nghiệp tiên tiến cũng không mở rộng
như Marx tiên đoán, vận động hiện đại hóa tại các nước công nghiệp
phương tây cho thấy những giai tầng trung gian phát triển mạnh và không
có hiện tượng bần cùng hóa tuyệt đối hay tương đối tại các nước tư
bản.Quá trình lịch sử thế giới cũng diễn ra sự xung đột giữa các quốc gia và
ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trầm trọng và quyết định hơn mâu thuẫn
đối kháng giai cấp.
c.Ý thức hệ mác xít còn là nguồn gốc của những lý luận chính trị thừa kế
chủ nghĩa Mác, với những ý niệm cơ bản về chính đảng, nhà nước và
chuyên chính vô sản. Tất cả những lý luận thừa kế chủ nghĩa Mác đều xây
dựng trên một số những nét chung:
- Ý thức về giai cấp đồng thời phải là ý thức giai cấp cách mạng.
- Thời cơ cách mạng chín muồi khi những điều kiện khách quan và những
chuẩn bị chủ quan trùng hợp.
- Lãnh vực tất yếu phải dẫn đến lãnh vực tự do.
- Nhà nước như một công cụ khống chế của giai cấp cầm quyền sẽ bị xóa
bỏ dần dần và công việc cai trị người sẽ nhường bước cho việc quản trị sự
vật.
Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx đã chỉ ra ý thức hệ chủ đạo của xã hội như
sau: "Những tư tưởng của giai cấp thống trị trong mọi thời đại là những tư
tưởng thống trị, nghĩa là giai cấp nào đang là lực lượng vật chất thống trị
của xã hội cũng đồng thời là lực lượng trí thức lãnh đạo".
Thế nào là tư tưởng thống trị? Marx giải thích ở một chỗ khác: những tư
tưởng thống trị này chính là những "thăng hoa tất yếu" của quá trình đời
sống vật chất được kiểm chứng một cách thực nghiệm và gắn bó với những
tiền đề vật chất.
Điều này giải thích tại sao Marx đã từng quan niệm "sự xuất hiện giai cấp