Chương 9 : Hiệu ứng của sự mong đợi
Tại sao chúng ta lại cảm nhận theo những gì chúng ta mong đợi?
Gỉa sử bạn là một fan hâm mộ của đội Đại bàng Philadelphia và đang
xem một trận đấu bóng bầu dục với một người bạn. Nhưng người đó lại lớn
lên ở New York và là một fan cuồng nhiệt của đội Những gã khổng lồ. Bạn
không hiểu tại sao hai người lại trở thành bạn bè, nhưng sau một học kỳ ở
chung phòng ký túc xá, bạn bắt đầu cảm thấy thích anh ta mặc dù anh ta là
đối thủ của bạn trong môn bóng bầu dục.
Đội Đại bàng đang có bóng và đang bị dẫn trước 5 điểm. Thời gian
hội ý cũng đã hết. Đồng hồ đã chỉ 14h15’ và chỉ còn 6 giây nữa. Bóng đang
ở trên vạch 11m. Bốn cầu thủ bắt bóng dàn hàng chuẩn bị cho pha bóng
cuối cùng. Cầu thủ tiền vệ phát bóng và đưa bóng vào lưới. Khi các cầu thủ
đón bóng lao về cuối sân, cầu thủ tiền đạo tung cao bóng đúng lúc thời gian
cho trận đấu kết thúc. Một cầu thủ bắt bóng của đội Đại bàng gần phía trái
của khung thành lao đến trái bóng và thực hiện một pha bắt bóng thật đẹp
mắt.
Trọng tài ra tín hiệu bàn thắng được ghi và cầu thủ của đội Đại bàng
chạy ào ra sân ăn mừng chiến thắng. Hãy đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra?
Liệu cầu thủ bắt bóng có để cả hai chân vào trong vạch không? Nhìn trên
màn hinh lớn thì chân anh ấy rất sát vạch, tổ trọng tài quyết định xem lại
pha bóng. bạn quay sang nói với anh bạn của mình : “Nhìn xem! Anh ta bắt
đẹp thế cơ mà! Anh ta đã để chân trong vạch. Cần gì phải xem lại bàn
thắng chứ”. Anh bạn của bạn tỏ vẻ giận dữ và nói : “Hai chân của anh ta
hoàn toàn nằm ngoài vạch rồi! Tôi không tin trọng tài không nhìn thấy điều
đó! Anh có điên không mà nghĩ anh ta đứng trong sân!”
Điều gì vừa xảy ra vậy? Liệu có phải anh ta vừa có một tư duy mang
tính chất mong đợi? Có phải anh ấy đang tự lừa dối bản thân không? Tồi tệ
hơn, liệu anh ta có đang nói dối không? Hay sự trung thành của anh ta với
đội của mình - và sự kỳ vọng đội của mình sẽ chiến thắng - che lấp đi
những nhận định của anh ta?